Blockchain được nhắc đến ngày càng nhiều và được xem như chiếc chìa khoá trong việc tạo dựng nền tảng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của tương lai, đi cùng với đó là làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về tính ứng dụng của Blockchain trong Big Data, IoT và an ninh mạng nhé.
Nội dung bài viết
Giải pháp lưu trữ dữ liệu và dữ liệu lớn Big Data
Blockchain và Big Data có một mối quan hệ vô cùng khăn khít đó là bởi Blockchain có thể giúp che đậy những sai sót mà dữ liệu lớn mang lại. Cụ thể, có 03 lý do khiến mối quan hệ giữa Big Data và Blockchain lại đạt kết quả tốt:
– Bảo mật: tài sản lớn nhất mà Blockchain mang lại là tính bảo mật. Công nghệ này cho phép truyền đi dữ liệu được lưu trữ bên trong nó mà không làm rò rỉ thông tin. Từ đó mà mọi dữ liệu bên trong chuỗi khối đều không thể làm giả mạo.
– Tính minh bạch: kết cấu minh bạch của Blockchain có thể giúp người dùng theo dõi dữ liệu trở lại điểm xuất phát của mình.
– Tính phi tập trung: mọi dữ liệu đều được lưu trữ bên trong Blockchain mà không thuộc sở hữu một một thực thể duy nhất nào; từ đó mà dữ liệu không có khả năng bị đánh cắp nếu chẳng may thực thể đó có bị xâm hại theo hình thức nào.
– Tính linh hoạt: công nghệ Blockchain có thể lưu trữ gần như tất cả các loại dữ liệu.
Từ những yếu tố này, có thể thấy là bất kỳ dữ liệu nào xuất phát từ chuỗi khối đều có giá trị. Nó được chống gian lận và được làm sạch; từ đó mà trở thành mỏ vàng tiềm năng cho nhiều công ty công nghệ muốn khai thác.
Cụ thể, Blockchain mang tới sự phân quyền, minh bạch và tính bất biến cho Big Data.
Bản chất của Blockchain là bất biến và mọi node trên mạng đều được xác minh thông tin liên tục; từ đó mà lưu trữ trên Blockchain vô cùng tuyệt vời. Blockchain mang tới khả năng bảo mật dữ liệu tăng cường, ngăn ngừa rủi ro khi chỉnh sửa, ngăn ngừa gian lận dữ liệu và có thể truy cập thông tin trong thời gian thực chi tiết; giảm chi phí lưu trữ và nhiều lợi ích khác kèm theo.
IoT – Internet vạn vật
IoT đang ngày càng tối ưu hoá và chuyển đổi quy trình thủ công để khiến chúng trở thành một phần của kỷ nguyên kỹ thuật số; từ đó thu được khối lượng dữ liệu thông tin lớn hơn bao giờ hết. Thông tin này khiến cho sự phát triển của các ứng dụng thông minh cải thiện quản lý và chất lượng cuộc sống của rất nhiều người bằng việc số hoá những dịch vụ tại thành phố.
Nhiều năm trở lại đây, điện toán đám mây đã giúp cung cấp cho IoT các chức năng cần thiết để xử lý và phân tích thông tin, biến nó thành các hành động trong tăng lượng kiến thức và thời gian thực. Sự tăng trưởng chưa từng có này trong IoT đã mở ra những cơ hội mới về việc chia sẻ thông tin và cơ chế truy cập.
Mô hình dữ liệu mở là tiên phong của sáng kiến này; nhưng lỗ hổng lớn nhất chính là sự thiếu chính xác và minh bạch. Những kiến trúc tập trung được sử dụng đã góp phần rất lớn vào sự phát triển của IoT. Tuy nhiên, vấn đề minh bạch dữ liệu sẽ khó nắm bắt bởi người dùng khi tầm nhìn và thông tin cung cấp không rõ ràng.
Sự tích hợp đông nghệ đầy hứa hẹn như IoT và điện toán đám minh đã được minh chứng là vô giá. Tiềm năng to lớn của Blockchain trong cách mạng hoá IoT, giúp làm phong phú cho IoT bằng việc cung cấp các dịch vụ chia sử đáng tin cậy và có thể theo dõi được. Nguồn dữ liệu có thể xác định được bất kỳ lúc nào và dữ liệu vẫn không thay đổi theo thời gian cũng làm tăng tính bảo mật. IoT được hình thành nên được chia sẻ an toàn với sự tích hợp này và giữa nhiều người tham gia.
Cụ thể, khi cần truy xuất nguồn gốc toàn diện trong nhiều sản phẩm thực phẩm, đặc biệt ở góc độ an toàn thực phẩm. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm sẽ cần sự phối hợp từ nhiều bên như điều trị, phân phối, cho ăn, sản xuất… rò rỉ thông tin ở bất kỳ khâu nào cũng có thể khiến quá trình tìm kiếm thông tin bị chậm và gian lận; ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân và làm chi phí bị ảnh hưởng nguyên trọng đến người dân; khiến chi phí cho các đơn vị tham gia bị bùng phát. Kiểm soát thông tin tốt sẽ giúp cải thiện việc sẻ chia dữ liệu, tăng cường an toàn thực phẩm và giảm thời gian tìm kiếm trong hoàn cảnh bùng phát thực phẩm, từ đó mà có thể bảo vệ tính mạng con người.
An ninh mạng Internet
Blockchain có lợi thế nhất là nâng cao chất lượng an ninh mạng, bằng việc loại bỏ rủi ro về một điểm lỗi duy nhất, trong tiếng Anh gọi là Single Point of Failure.
Điều này đồng nghĩa là toàn bộ hệ thống sẽ không bị phá huỷ khi có một node bị tấn công hoặc bị hỏng. Việc phá huỷ một hệ thống Blockchain chỉ có thể diễn ra khi Hacker tấn công toàn bộ các node và điều này gần như là bất khả thi.
Những ứng dụng trong an ninh mạng của Blockchain phổ biến hiện nay, như xác minh chống giả mạo, bảo mật tính riêng tư, bảo mật IoT, xác minh chứng thực toàn vẹn dữ liệu phần mềm.
Kết luận
Có thể nói, với sự bùng nổ của công nghệ và Blockchain trong nhiều năm qua thì việc nắm rõ được những tiềm năng của Blockchain sẽ giúp bạn có thể thẩm định những dự án triển vọng, từ đó hiểu biết hơn về sự ứng dụng tương lai của nó với đời sống. Tiềm năng của Blockchain còn rất lớn và gần như chưa khai thác hết. Con người đang ở kỷ nguyên sơ khai của công nghệ Blockchain và cũng tương tự như ở thời kỳ đầu của sự phát triển Internet, mọi thứ chỉ mới dần hình thành và khởi phát.
Mong rằng bài viết đã giúp người đọc có thêm cái nhìn chi tiết về ứng dụng của Blockchain trong mảng dữ liệu lớn, an ninh mạng và IoT. Cảm ơn sự theo dõi và quan tâm của các bạn. Đừng quên, mọi thắc mắc về thị trường crypto, vui lòng liên hệ đội ngũ Support của Fiahub 24/7.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog