Nội dung bài viết
1. Khái niệm
Zero-knowledge Proof (ZKP) là một công nghệ mật mã học, cách thức hoạt động cốt lõi của nó là phương pháp mà một bên có thể chứng minh với bên còn lại (người xác minh) rằng họ biết một giá trị x tồn tại, mà không cần tiết lộ bất kỳ thông tin nào ngoài thực tế rằng họ biết đến giá trị x này.
Ví dụ cụ thể giúp bạn hình dung về Zero-knowledge Proof (ZKP) hoạt động như thế nào nhé:
Một Chị A vào cửa hàng bán rượu-thuốc lá và hỏi mua thuốc lá. Người bán hàng yêu cầu xem Chứng minh nhân dân của chị A để xem chị ấy đã đủ tuổi mua thuốc lá hay chưa.
Zero-knowledge Proof (ZKP) sẽ mang tới sự lựa chọn và sự linh hoạt cho người dùng muốn có quyền tự do và kiểm soát đối với thông tin của mình. Sự kết hợp giữa Zero-knowledge Proof (ZKP) và Blockchain sẽ có nhiều trường hợp sử dụng được đưa vào thảo luận.
Chị A nói: “Tôi sẽ không cho bạn xem Chứng minh nhân dân của tôi, nhưng tôi có thể chứng minh với bạn rằng tôi trên 18 tuổi.”
Và thông qua một cách thức nào đó, chị A có thể chứng minh được việc mình đủ tuổi để mua thuốc lá mà không cần xuất trình Chứng minh nhân dân của mình.
2. Ưu nhược điểm của Zero-knowledge Proof (ZKP)
Mỗi loại hình công nghệ đều sẽ mang trong mình những điểm mạnh và điểm hạn chế khác nhau.
Ưu điểm
– Khả năng mở rộng cho Blockchain: những giải pháp ZK Rollup thông qua sử dụng công nghệ Zero-knowledge Proof (ZKP) trong việc tăng thông lượng và khả năng mở rộng cho các Blockchain Layer 1, phải kể đến một số dự án tiêu biểu như StarkNET, Zksync hay Loopring.
– Tính bảo mật và riêng tư: công nghệ Zero-knowledge Proof (ZKP) giúp xác minh tính đúng đắn và đầy đủ của dữ liệu mà không cần thiết phải tiết lộ những thông tin quan trọng. Do đó mà nó có thể ứng dụng trong việc tăng khả năng mở rộng của các Layer 2 mà còn ứng dụng trong các lớp bảo vệ quyền riêng tư, bảo mật, như Monero, Zcash…
Nhược điểm
– Đòi hỏi sức mạnh tính toán cực lớn: các giao thức Zero-knowledge Proof (ZKP) dựa trên phương trình tính toán học vô cùng phức tạp; từ đó yêu cầu một sức mạnh tính toán lớn trong việc vận hành. Điều này đồng nghĩa với việc các loại máy tính phổ thông khó có thể tham gia vào quy trình xác thực giao dịch.
– Không thân thiện với các nhà phát triển: Zero-knowledge Proof (ZKP) có ứng dụng chính là trong các công nghệ Layer 2 nhằm cải thiện khả năng mở rộng cho Blockchain; tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, các ứng dụng này của ZK Rollup vẫn giới hạn trong các khoản thanh toán giao dịch và đơn giản. Ngoài ra, ZK Rollup hiện không có khả năng hỗ trợ tổng hợp, các ZK Rollup khác nhau cũng không thể tương tác với nhau trên cùng một Layer 2.
3. Ứng dụng nổi bật của Zero-knowledge Proof (ZKP)
Tin nhắn bảo mật
Hầu hết những ứng dụng tin nhắn truyền thống sẽ yêu cầu người dùng xác minh danh tính của mình thông qua một máy chủ tập trung. Công nghệ Zero-knowledge Proof (ZKP) cho phép mã hoá dữ liệu end-to-end trong các ứng dụng tin nhắn, và tin nhắn được gửi đi một cách riêng tư.
Ngoài ra, nó cũng giúp cho một cá nhân có thể chứng minh danh tính của mình mà không cần lộ thêm về thông tin cá nhân của họ.
Ứng dụng trong lĩnh vực Blockchain
Công nghệ Zero-knowledge Proof (ZKP) là một trong những giải pháp trung dài hạn cho việc mở rộng Blockchain.
Các giải pháp ZK Rollup cho phép Ethereum và Blockchain Layer 1 có thể mở rộng mạnh mẽ khi cho phép quá trình xác nhận – xác minh tính hợp lệ của giao dịch một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, các Blockchain ứng dụng Zero-knowledge Proof (ZKP) như Mina Protocol hứa hẹn sẽ tạo ra một thế hệ Blockchain hàng đầu trong lĩnh vực crypto.
Những Blockchain ứng dụng công nghệ Zero-knowledge Proof (ZKP)
Secret Network
Đây là nền tảng hợp đồng thông minh ẩn danh đầu tiên được khởi chạy mainnet. Secret Network thực hiện tính toán trong Trusted Execution Environments (TEE) nhằm mang đến sự riêng tư và bảo mật tốt hơn.
TEE về cơ bản là một phần của máy tính, có thể lưu trữ dữ liệu và chạy tính toán mà ngay cả chủ sở hữu máy tính không thể truy cập được. Nhờ đó mà các node trên mạng thực hiện các phép tính trong khi vẫn giữ các đầu ra, đầu vào ở trạng thái được mã hoá hoàn toàn.
Cuối năm 2021, Secret Network trải qua một đợt nâng cấp lớn và vẫn đang tích cực phát triển hệ sinh thái của mình với nhiều sector khác nhau như: NFT Marketplace, Lending Protocol, Liquid Staking Protocol…
Immutable X
Đây là một Validium (ZK Rollup nhưng lưu trữ dữ liệu off-chain nhiều hơn) cho NFT trên Ethereum. Immutable được xây dựng trên StarkEX và ứng dụng chủ yếu hiện nay của nó là giao dịch NFT cùng các hoạt động liên quan đến NFT khác như minting…
Nó cũng là một trong những NFT Protocol nổi bật với việc sử dụng công nghệ ZK Rollup của StarkEX. Tổng quan thì Immutable X còn rất nhiều điểm cần cải thiện để thu hút thêm người dùng vì số lượng giao dịch trên platform vẫn thấp hơn so với OpenSea (khoảng 50M USD đến 100M USD mỗi ngày).
dYdX
Đây là một dạng trading platform xây dựng trên StarkEX; đồng thời là nền tảng hỗ trợ giao dịch nhiều loại sản phẩm đa dạng như Margin (ký quỹ), Spot Trading (giao dịch ngay) và Perpetuals (hợp đồng không kỳ hạn).
Hiện dYdX đang có TVL 960M USD và khối lượng giao dịch hàng ngày dao động ở quanh mức 500M USD, có thể xem dYdX như một trong những sàn giao dịch phái sinh phi tập trung hàng đầu trên thị trường hiện nay.
Polygon
Đây là một nhân tố quan trọng không kém trong không gian ZK Rollup. Từ tháng 8 năm 2021, nhóm đã mua thành công giải pháp ZK Rollup Hermez Network với mức giá 250M USD.
Polygon ra mắt Nightfall chỉ một tháng sau và tập trung vào việc xây dựng quyền riêng tư, với sự hợp tác của EY. Ngày 16/11/2021, Polygon cũng giới thiệu giải pháp mở rộng quy mô Ethereum cũng như hỗ trợ các dApps là ZK Rollup Miden; tập trung vào việc sử dụng như NFT, game và mạng xã hội.
Polygon hiện đang triển khai 3 Rollup khác nhau:
- Polygon Hermez (ZK Rollup)
- Polygon Nightfall (ZK Rollup hợp tác với Ernst & Young, tập trung vào quyền riêng tư)
- Polygon Miden (dựa trên STARK, EVM Rollup)
Mina Protocol
Trước đây, nó có tên là Coda Protocol và do hai nhà khoa học Evan Shapiro và Izaac Meckler thành lập. Mina Protocol chính thức mainnet vào giữa tháng 3/2021 sau gần 3 năm phát triển.
Đây là dự án nhận được đầu tư từ nhiều tổ chức lớn trong ngành như Coinbase Ventures, Polychain Capital, Multicoin Capital…
Mina Protocol là một nền tảng hợp đồng thông minh tích hợp công nghệ ZKP được thiết kế để có kích thước không đổi là 22kb – chỉ bằng một vài tweet. Khi điều này được hiện thực hoạ, Mina Protocol sẽ trở thành Blockchain nhẹ nhất thế giới; còn ở hiện tại, dự án vẫn dừng ở giai đoạn phát triển ban đầu và vẫn chưa hỗ trợ được hợp đồng thông minh.
Dusk Network
Đây là một privacy Blockchain dành cho ứng dụng tài chính, sử dụng công nghệ ZKP làm cơ sở cho hợp đồng thông minh của mình.
Mục tiêu của nó là trở thành Layer 1 đầu tiên hỗ trợ các hợp đồng thông minh ZKP. Với Dusk Network, các nhà phát triển có thể khai thác các ứng dụng tài chính với sự an tâm về dữ liệu liên quan đến người dùng và giao dịch được ẩn danh và riêng tư. Dusk Network sử dụng công nghệ ZKP PLONK Proof để xác minh và xác nhận giao dịch.
Dusk Network Mainnet phát hành đầu năm 2022 khi mọi tính năng được kiểm tra thành công. Nhờ vậy mà DUSK cũng tăng trưởng mạnh mẽ trong 3 tháng qua.
Kết luận
Vậy là bài viết đã cung cấp đầy đủ những thông tin liên quan đến Zero-Knowledge Proof. Hy vọng bạn đọc đã có thể nhiều kiến thức hữu ích về công nghệ này.
Fiahub chúc các bạn đầu tư thành công và đừng quên, mọi thắc mắc về thị trường crypto, vui lòng liên hệ đội ngũ Support của Fiahub 24/7.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog