Dữ liệu cập nhật từ ngày 21/2 – 27/2.
Xem thêm: Phân tích dữ liệu on-chain tuần #8: Bitcoin reserve risk phát đi tín hiệu mua
Nội dung bài viết
Spent Output Age Bands (SOAB)
Chỉ số on-chain SOAB sử dụng các dải màu khác nhau để hiển thị độ tuổi (thời gian) từ khi unspent transaction output (UTXO) cho Bitcoin (BTC) được hình thành. Lấy ví dụ, các dải màu từ 3 tháng – 6 tháng sẽ hiển thị các giao dịch BTC hiện tại có UTXO được tạo từ 3 – 6 tháng trước. Trong đó:
- Màu tối hơn (màu tím) được sử dụng để đại diện cho BTC đã chuyển đi cách đây rất lâu.
- Ngược lại, các màu sáng hơn được sử dụng cho thấy BTC đã di chuyển trước đó trong thời gian gần đây.
Các dải dài hạn thường tăng đột biến trong lần bật lên đầu tiên, sau khi chu kỳ thị trường hoàn thành. Điều này có thể nhìn thấy vào tháng 2/2018 (vòng tròn màu đen), khi giá BTC tăng từ 6,000 USD lên 12,000 USD, sau khi chu kỳ thị trường hoàn thành ở mức gần 20,000 USD. Một dấu hiệu tương tự cũng đã xảy ra vào tháng 5/2021 (vòng tròn màu xám), sau khi BTC bắt đầu giảm giá từ mức 60,000 USD.
Hiện tại, hơn 90% BTC đang được giao dịch trước đó đã được chuyển từ cách đây chưa đầy một tháng. Do đó, chủ yếu là những người bán ngắn hạn đã và đang thúc đẩy xu hướng giảm đang diễn ra.
HODL Waves
Sóng HODL cho thấy tỷ lệ BTC đã di chuyển trong một khoảng thời gian cụ thể. Vì vậy, nếu dải sóng HODL trong 1 – 2 tháng có biên độ là 15%, có nghĩa là 15% tổng nguồn cung BTC đã di chuyển lần cuối cách đây 1 – 2 tháng. Trong trường hợp của sóng HODL, các dải ngắn hạn tăng đột biến gần với đỉnh chu kỳ thị trường. Điều này có thể nhìn thấy trong các đỉnh chu kỳ thị trường vào các năm 2013, 2018 và 2021 (vòng tròn màu đen), nhưng lại có phần ít hơn ở mức cao nhất mọi thời đại của tháng 11/2021 (vòng tròn màu trắng).
Thú vị hơn ở đây là sự gia tăng của dải 3m – 6m, xảy ra do kết quả trực tiếp của sự giảm của dải 1m – 3m. Điều này có nghĩa là các thực thể đã mua BTC từ 1 – 3 tháng trước đó (vòng tròn màu đen) không bán, thay vào đó họ nắm giữ. Điều này đã khiến những đồng BTC họ đang nắm giữ dịch chuyển sang dải từ 3m – 6m. Từ tháng 10/2021 – tháng 1/2022, giá BTC nằm trong khoảng 43,000 USD đến 67,000 USD. Như vậy, phần lớn những người nắm giữ này đang bị lỗ nhưng họ vẫn không bán BTC của mình.
Một điểm đáng chú ý khác là sự phình ra của dải 1y – 2y, do sự sụt giảm từ dải 6m – 12m. Tương tự với các dải 1 – 3 tháng, phần lớn trong số những người đang nắm giữ này cũng vẫn đang gồng lỗ chứ không chịu bán.
On-chain volume
Một chỉ báo on-chain khác mà chúng ta cũng cần phải lưu ý liên quan đến khối lượng giao dịch của Bitcoin. Volume của BTC đã tăng vọt từ mức gần 14 tỷ USD vào ngày 19/2 lên gần 47 tỷ USD vào ngày 24/2. Lưu ý, sự gia tăng về volume này lại xảy ra khi giá Bitcoin giảm từ mức 40,000 USD xuống còn khoảng 34,000 USD cũng trong khoảng thời gian này. Sự phân kỳ giữa biến động giá và volume giao dịch đã cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với sự sụt giảm về giá trong này. Nói đúng hơn là họ đang tích lũy thêm khi giá giảm.
Lịch sử gần đây cũng đã nhiều lần cho thấy những tín hiệu tương tự như vậy. Vào ngày 7/2, khi giá giảm từ khoảng 57,800 USD xuống còn 41,600 USD, thị trường cũng đã chứng kiến sự tăng đột biến về khối lượng giao dịch Bitcoin. Điểm chung ở đây là cả hai lần tăng này đều trên trên đường trung bình động 200 ngày (MA 200). Do đó, chúng ta có thể suy ra rằng những người tích lũy Bitcoin trong cả hai lần này đều là những người nắm giữ lâu dài (long-term holder – LTH).
Market Value to Realized Value (MVRV)
MVRV là một chỉ báo on-chain dùng để đo lường lợi nhuận hoặc thua lỗ trung bình của các nhà đầu tư trong một khung thời gian cụ thể. Đại ý của nó là nếu giá trị MVRV ở mức dưới -10%, đây có thể là một tín hiệu mừng cho các nhà đầu tư. Bởi lẽ, khi chỉ báo on-chain này đạt ở mức thấp như vậy, nó cho thấy các nhà giao dịch đang hoảng loạn và bán Bitcoin của mình. Đổi lại, đây sẽ là cơ hội cho các LTH tích lũy thêm Bitcoin.
Trong khoảng thời gian 30 ngày, MVRV đã tăng từ -6.8% lên 2.8% trong ba ngày qua. Mặc dù không khẳng định chắc chắn nhưng ít nhất nó cho thấy dấu hiệu những LTH đang tích lũy thêm Bitcoin khi giá giảm.
Funding rate
Thông thường, chỉ báo on-chain funding rate sẽ được sử dụng để xác định tâm lý của thị trường. Sẽ có hai trường hợp xảy ra đối với chỉ báo này.
- Nếu giá trị dương sẽ cho thấy rằng hầu hết các nhà giao dịch đang tin tưởng vào tiềm năng tăng giá của Bitcoin.
- Ngược lại, một giá trị âm thường chỉ ra rằng hầu hết các nhà giao dịch đang tìm cách bán khống tài sản.
Gần đây, funding rate đang tăng lên và đạt mức cao nhất mọi thời đại mới vào đầu năm 2022. Tuy nhiên, funding rate đã giảm xuống -0.00071% trong thời gian thị trường sụp đổ gần đây. Điều này cho thấy phần nào tâm lý hoảng loạn của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, nó hiện đang dao động quanh mức 0.001% và điều này làm dấy lên hy vọng về một đợt tăng giá Bitcoin sắp tới.
Lời kết
Trong biến động giá ngắn hạn, chúng ta thấy rằng giá Bitcoin có xu hướng giảm dưới tác động của các yếu tố vĩ mô như chiến tranh Nga – Ukraine. Tuy nhiên, các chỉ số on-chain trong tuần vẫn cho thấy những dấu hiệu tích cực. Phần lớn xu hướng bán tháo xảy đến với những người nắm giữ trong ngắn hạn. Họ lo sợ thị trường dẫn đến sớm bán tháo tài sản. Điều này phần nào lại mang đến cơ hội tích lũy tài sản với giá rẻ cho các nhà đầu tư tin tưởng vào thị trường này. Nhiều nhận định cho thấy nếu tình hình như vậy tiếp tục diễn ra, giá Bitcoin sẽ phục hồi về mức 42,000 USD – 43,000 USD trong thời gian tới.
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.