Chính phủ Thái Lan mới đây đã buộc phải thay đổi chính sách thuế 15% đối với lợi nhuận từ các giao dịch liên quan đến tiền điện tử.
Nội dung bài viết
Thái Lan vấp phải làn sóng phản đổi từ các nhà giao dịch
Hồi đầu năm 2022, một số nguồn tin tiết lộ rằng những người tham gia vào lĩnh vực tiền điện tử như nhà đầu tư và những người khai thác sẽ phải tuân theo luật thuế mới. Cục Doanh thu của Thái Lan đang theo dõi chặt chẽ ngành công nghiệp này, với mục tiêu tạo ra nhiều doanh thu hơn từ lĩnh vực tiền điện tử trong tương lai. Có vẻ như, không chỉ riêng Ấn Độ, nhiều quốc gia cũng đang suy nghĩ đến việc đánh thuế do sự bùng nổ quá mức trong lĩnh vực này.
Theo đó, các nhà giao dịch tiền điện tử trong nước hiện sẽ phải trả khoản thuế trên lợi nhuận thu được là 15% đối với tất cả các giao dịch tiền điện tử của họ. Đáng ngạc nhiên là luật thuế mới đã không ảnh hưởng đến các sàn giao dịch tài sản tiền điện tử. Điều này dẫn đến thực tế là các sàn giao dịch này sẽ không trả khoản thu thuế tiền điện tử 15% kể trên. Tuy nhiên, có vẻ như quy định này đã và đang vấp phải nhiều phản đối từ cộng đồng và khiến Chính phủ buộc phải điều chỉnh nó.
Trong một báo cáo mới đây đã cho biết các quan chức thuế trong nước đã tuyên bố rằng những người kiếm được thu nhập của họ thông qua giao dịch tiền điện tử có thể báo cáo lợi nhuận thu được từ các giao dịch đó như lãi vốn trên thuế thu nhập của họ. Ngoài ra, các quy tắc mới cũng sẽ cho phép các nhà giao dịch bù đắp khoản lỗ hàng năm của họ so với lợi nhuận đạt được trong cùng năm.
Thái Lan ban hành hướng dẫn mới hạn chế thanh toán tiền điện tử
Ngoài khoản thuế 15% được đề xuất đối với hoạt động kinh doanh và khai thác tiền điện tử mà quốc gia dự định áp đặt, các cơ quan tài chính trong nước đã tiết lộ kế hoạch ban hành hướng dẫn hạn chế việc sử dụng tài sản tiền điện tử để thanh toán. Họ tuyên bố rằng việc sử dụng các tài sản dễ bay hơi như tiền điện tử sẽ không mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, có vẻ như hướng dẫn mới này cũng không đạt được sự đồng thuận cao từ cộng đồng, thậm chí là có phần cực đoan.
Theo đó, các hoạt động liên quan đến tiền điện tử bùng nổ ở Thái Lan phần lớn do đại dịch Covid-19. Virus này đã đóng cửa nhiều ngành công nghiệp và là một quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch, các hạn chế đi lại do các quốc gia khác áp đặt đã ảnh hưởng nặng nề đến nguồn thu của quốc gia đó. Điều này buộc nhiều công dân phải giao dịch tiền điện tử.
Trong khi Thái Lan đang tìm cách lắng nghe công chúng trong việc định hình các chính sách tiền điện tử của mình, các quốc gia châu Á khác như Singapore, Trung Quốc và thậm chí cả Hàn Quốc vẫn duy trì lập trường có phần thù địch đối với ngành công nghiệp này. Cụ thể hơn, Trung Quốc đã thực hiện một số chính sách chống tiền điện tử buộc các nhà kinh doanh và công ty tiền điện tử phải rời khỏi đất nước. Singapore, gần đây, cũng đã ngăn chặn các công ty tiền điện tử quảng cáo sản phẩm của họ trong không gian công cộng. Ngoài ra, các quy định nghiêm ngặt của quốc gia đã buộc Binance phải rút lại đăng ký của mình với các cơ quan chức năng. Về phần mình, Hàn Quốc đang tìm cách áp đặt chế độ thuế tiền điện tử vào năm 2023.
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.