Vừa qua, nhiều chuyên gia nhận định rằng tỷ lệ lạm phát sẽ tăng nhanh chóng vào năm 2020, Chính phủ các nước sẽ phải “bơm” vào nền kinh tế để kích cầu và giảm bớt sự trì trệ do đại dịch Covid 19 gây ra trong thời gian vừa rồi. Vậy nhưng tỷ lệ lạm phát vẫn đang ở mức 1,5% khá ổn định. Giờ đây, khi nền kinh tế mở cửa trở lại và mức chi tiêu của người dùng tăng lên, các chính phủ sẽ phải đối mặt với những thách thức hoàn toàn mới.
Nội dung bài viết
Lạm phát ảnh hưởng như thế nào với nền kinh tế?
Trong nhiều hoàn cảnh, lạm phát không hẳn là điều khủng khiếp mà ngược lại là nhân tố thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tạo ra điều mới mẻ cho thời kỳ kinh tế suy thoái. Xét tổng quan, tỷ lệ lạm phát thấp sẽ kích thích đầu tư, chi tiêu và vay vốn. Đây là những yếu tố cần thiết góp phần vào tăng trưởng kinh tế lành mạnh. Ngược lại, khi tình hình lạm phát vượt khỏi tầm kiểm soát, giá cả dịch vụ và hàng hoá đột ngột tăng mạnh trong khi mức lương giữ nguyên, sức chi giảm do chi phí sinh hoạt đắt đỏ hơn từng ngày.
Lạm phát tăng cao khiến giá trị của tiền tiết kiệm bị xói mòn, trong khi tỷ lệ lạm phát thấp khiến tình hình kinh tế bị trì trệ. Giả sử, công dân của các nước có nền kinh tế siêu lạm phát như Zimbabwe sẽ phải ưu tiên chi tiêu, khi giá cả tăng nhanh, tiền tiết kiệm của họ giảm giá trị.
Vai trò của tiền mã hóa trong lạm phát
Lạm phát đe dọa đến giá trị lưu trữ tiền pháp định, dẫn đến người dùng phải đầu tư vào các tài sản giúp duy trì giá trị theo thời gian. Lịch sử chứng minh vàng là công cụ chống lạm phát, nhưng hiện nay tiền mã hoá trở thành công cụ thay thế phổ biến hơn trong nhiều năm gần đây.
Công cụ chống lạm phát
Về cơ bản, Bitcoin hay tiền điện tử là tài sản giảm phát, vì thế nhiều công dân ở những quốc gia khác nhau có tiền pháp định không ổn định cũng đang dùng Bitcoin làm nơi lưu trữ giá trị hay tài sản, nhằm chống lại tình trạng siêu lạm phát khi giá dịch vụ hàng hoá tăng mạnh mỗi ngày.
Tiền mã hoá không giống với tiền pháp định, không dễ bị thao túng ở mức độ tương tự nhờ thay đổi lãi suất và tăng cường in tiền. Nguồn cung của Bitcoin và một số loại tiền điện tử là giới hạn, khiến chúng trở thành nơi lưu trữ hấp dẫn, chống lại lạm phát. Dù Bitcoin đã trở nên phổ biến hơn nhưng bản chất biến động của thị trường crypto vẫn gây tranh cãi nhiều.
Biến động đáng ngờ của thị trường tiền mã hoá
Nhiều nhà phê bình đánh giá việc gia tăng vốn hoá thị trường từ các tổ chức xuất phát từ sự tăng trưởng giá trị của tiền mã hoá theo thời gian. Mặc dùng bị sụt giảm trong nhiều đợt downtrend nhưng giá trị của Bitcoin vẫn tăng trưởng cao, có lúc đất 300%.
Khi Bitcoin giảm mạnh hơn 45% vào tháng 5 vừa qua, các nhà đầu tư lựa chọn quay lại với vàng vì tiền mã hoá thực sự vẫn chưa chứng minh được tính ổn định và an toàn. Tài sản nào được sử dụng làm nơi lưu trữ giá trị và chống lạm phát đều cần tính ổn định và độ tin cậy cao. Dù không có nội tệ hỗ trợ, nhưng vàng vẫn giữ được vị thế của mình theo thời gian. Ngược lại, tiền mã hoá lại biến động liên tục trong ngắn hạn, không tạo được niềm tin cho nhà đầu tư như đối với vàng.
Stablecoin
Với sự biến động đột ngột của mình, nhiều nhà đầu tư xem tiền mã hoá như một nơi lưu trữ kém hấp dẫn. Dù sụt giảm 30% trong khoảng 24 giờ khá hiếm và nghiêm trọng trong các thị trường truyền thống như chứng khoán, thì lại vô cùng phổ biến với thị trường tiền mã hoá.
Stablecoin như một giải pháp an toàn hơn, nhờ những quy định và sự “neo đậu” giá với đồng USD theo tỷ lệ 1:1 đo Paxos phát hành, phê duyệt bởi Cơ quan Dịch vụ Tài chính New York (NYDFS).
Lợi thế mà Stablecoin có những ích với các nước siêu lạm phát, đó là:
Giao dịch thuận tiện
Ngoại hối và tiền pháp định giao dịch là cách phổ biến trong chống lạm phát. Stablecoin là phương thức thuận lợi hơn khi tham gia thị trường. Khác với thị trường truyền thống, bạn có thể mua Stablecoin theo tỷ lệ 1:1 với USD bằng cách chuyển khoản ngân hàng rồi xác minh KYC và đổi sang các loại tiền tệ khác. Bạn cũng có thể nhận hoặc đổi các Stablecoin khác như USDC, USDT… mà không mất phí.
Giao dịch trong ngày
Với các nước có nền kinh tế siêu lạm phát, họ thường xuyên phải đối mặt với tiền pháp định dễ biến động. Stablecoin là giải pháp tuyệt vời do có nhiều thương nhân và cửa hàng bắt đầu chấp nhận phương thức thanh toán bằng tiền mã hoá. Thực tế, các stablecoin được hỗ trợ pháp định, phổ biến với các thị trường kinh tế không ổn định.
Kết luận
Lạm phát có thể xấu hoặc tốt, nhưng khi vượt ngoài tầm kiểm soát và trở nên quá cao, nó sẽ là thảm hoá. Với việc mở cửa nền kinh tế và mức chi tiêu tăng, trong thời gian tới, khả năng cao lạm phát sẽ tăng mạnh.
Các cá nhân và tổ chức lựa chọn đầu tư vào bất động sản cũng như các loại hàng hoá ít lạm phát trong tương lai. Thập kỷ qua, Bitcoin và tiền mã hoá đã minh chứng cho vai trò của mình trong những tài sản chống lạm phát hiệu quả.
Trên đây là những phân tích của Fiahub về vai trò của tiền mã hoá trong thời kỳ lạm phát. Mong rằng bài viết đã mang đến cho các bạn những cái nhìn cụ thể và tổng quan hơn về thị trường. Sau cùng, mọi thắc mắc về tiền mã hoá, vui lòng liên hệ đội ngũ Support của Fiahub 24/7. Chúc các bạn có những lựa chọn đầu tư thông minh!
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog