Dữ liệu cập nhật từ ngày 3/1 – 9/1.
Nội dung bài viết
Bitcoin liveliness
Liveliness là một chỉ số on-chain cho biết tuổi của Bitcoin (BTC) đang được chi tiêu trên thị trường hiện nay. Chúng ta có thể hiểu một cách nôm na là thời gian di chuyển (giao dịch) của các đồng Bitcoin trên thị trường vậy. Nó cung cấp các giá trị trong khoảng từ 0 đến 1.
- Nếu giá trị đó tiệm cận gần mức 1 thì cho thấy rằng các đồng tiền cũ đang di chuyển.
- Ngược lại, nếu giá trị đó tiệm cận càng gần mức 0 thì cho thấy các đồng Bitcoin mới đang được giao dịch.
Theo đó, trong tuần vừa qua, chúng ta đã ghi nhận một quan sát thú vị về các khoảng thời gian mà chỉ số on-chain Bitcoin liveliness có một sự thay đổi. Cụ thể:
- Đầu tiên là có một sự gia tăng ban đầu trong chỉ báo on-chain này. Nó có nghĩa là những người nắm giữ dài hạn đang thanh lý các vị thế của họ. Điều này thường xảy ra trong thời gian đầu của thị trường tăng giá khi các đợt tăng giá BTC trở thành đường parabol (đường màu đỏ).
- Sau đó, chỉ báo giảm rất chậm trong một khoảng thời gian đáng kể (đường màu đen). Điều này có nghĩa là những người nắm giữ dài hạn đang tích lũy để dự đoán động thái đi lên tiếp theo.
Điều thú vị là các chu kỳ tích lũy này đã trở nên dài hơn mỗi khi chúng chuyển tiếp. Cụ thể:
- Chu kỳ đầu tiên kéo dài 18 tháng, trong khi chu kỳ thứ hai kéo dài trong 32 tháng. Chu kỳ thứ ba và hiện tại vẫn đang tiếp tục.
- Vào tháng 2/2018, mức liveliness là 0.62. Điều này xảy ra ngay sau mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 12/2017. Kể từ đó, chỉ số on-chain này dao động trong khoảng 0.58 – 0.62, và hiện ở mức 0.61. Vì vậy, trong hơn 46 tháng qua, liveliness đã giảm đi rất nhiều.
- Khi so sánh với các chu kỳ trước, điều đó có thể có nghĩa là sự di chuyển theo đường parabol thực sự trong giá BTC trong đó những người nắm giữ dài hạn chốt lời thậm chí vẫn chưa bắt đầu.
Trong khoảng thời gian từ tháng 10/2020 đến tháng 8/2021, liveliness tăng từ 0.59 lên 0.62. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ mức cao đạt được vào tháng 2/2018 nói trên. Vào ngày 5/8/2020, nó đã đạt đến giá trị cao nhất mọi thời đại mới là 0.6225 (vòng tròn màu xanh lam) và chỉ số này đã giảm dần kể từ đó.
Theo các giá trị lịch sử, có thể đây là thời điểm bắt đầu của xu hướng đi lên của đường parabol, trong khi sự giảm giá hiện tại là giai đoạn tích lũy. Do đó, nó có thể chỉ là một phần của chu kỳ dài hạn đã lặp lại kể từ năm 2011 mà thôi.
Chỉ báo on-chain Dormancy Flow (Luồng thời gian ngủ đông)
Luồng thời gian ngủ đông (Entity-Adjusted Dormancy Flow) được điều chỉnh bởi thực thể là tỷ lệ vốn hóa thị trường hiện tại và tình trạng ngủ đông được quy định hàng năm. Nó được thể hiện bằng USD. Chỉ báo có thể được sử dụng để cố gắng xác định đáy của giá BTC khi nó đi vào vùng xanh dưới 250,000.
Giá trị hiện tại của Entity-Adjusted Dormancy Flow mới bước vào vùng xanh này và hiện ở mức 242,000. Ngoài thời điểm hiện tại, khu vực này mới chỉ đạt được 2 lần trong vòng 2 năm qua (vòng tròn xanh). Trong cả hai trường hợp đã xảy ra trong lịch sử, điều này trùng khớp với mức đáy của giá BTC. Cụ thể:
- Lần đầu tiên, Bitcoin đạt mức 4,000 USD khi đại dịch Covid-19 bùng phát lần đầu tiên vào tháng 3/2020.
- Lần thứ hai, Bitcoin chạm đáy ở mức 29,000 USD vào tháng 7/2021 và hoàn thành điều chỉnh 55% so với mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 4/2021.
Hôm nay Bitcoin ở mức 42,000 USD và Dormancy Flow cũng đưa ra tín hiệu tương tự. Nếu mức này được bảo vệ và chỉ báo bật ra khỏi vùng màu xanh lá cây, thì có thể tiếp tục tăng giá BTC một cách dữ dội. Đây là những gì đã xảy ra trong hai trường hợp trước.
Reserve risk
Chỉ báo on-chain Reserve risk được sử dụng để đánh giá sự tự tin của những người nắm giữ Bitcoin dài hạn tại bất kỳ thời điểm nào. Sẽ có hai trường hợp xảy ra ở đây:
- Một là khi độ tin cậy cao và giá thấp, sẽ có tỷ lệ rủi ro/phần thưởng hấp dẫn cho khoản đầu tư (Reserve risk thấp).
- Hai là khi độ tin cậy thấp và giá cao, tỷ lệ rủi ro/phần thưởng không hấp dẫn (Reserve risk cao).
Giá trị Reserve risk hiện tại đạt đến phần trên của vùng màu xanh lục, với giá trị là 0.0027. Trong lịch sử, nó đã đánh dấu các khu vực tốt để mua Bitcoin ở nơi tỷ lệ rủi ro/phần thưởng là thuận lợi.
Điều thú vị là những giá trị này đóng vai trò hỗ trợ trong thị trường tăng giá giai đoạn 2012 – 2013 (hình elip màu xanh lá cây). Sự phục hồi ở mức này là một tín hiệu cho sự tăng giá theo đường parabol tiếp theo của BTC.
Tuy nhiên, theo một cách giải thích khác về biểu đồ này thì sẽ đưa ra một kịch bản chắc chắn là giảm giá. Trong hai chu kỳ trước, Reserve risk đã không phá vỡ đường hỗ trợ tăng dần (màu đỏ). Vào thời điểm đó, Bitcoin đạt đến đỉnh cao mà không hề phá vỡ các đường này. Khi vùng hỗ trợ bị mất (vòng tròn màu đỏ), đây là tín hiệu cho một thị trường giảm.
Nó chỉ ra rằng một đường hỗ trợ như vậy cũng được áp dụng cho chu kỳ này và đã bị phá vỡ vào đầu tháng 12/2021. Nếu chúng ta diễn giải sự kiện này tương tự như hai chu kỳ trước đó, thì Bitcoin đã bước vào thị trường gấu.
Những UTXO có lợi nhuận
Chỉ số on-chain cuối cùng mà Fiahub tìm hiểu và theo dõi trong tuần trước là những UTXO có lợi nhuận. Nó là một trong những chỉ số mà bạn có thể cho biết phần trăm lợi nhuận của những người nắm giữ BTC.
- Chỉ báo UTXO này ngày hôm nay cũng đang ở một điểm quan trọng và đang hướng đến vùng 83% (đường màu xanh lá cây). Mức này đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình điều chỉnh giá BTC vào tháng 9 đến tháng 10/2020. Bitcoin sau đó ở khu vực 10,000 USD.
- Trong trường hợp thứ hai, hỗ trợ này đã xảy ra vào cuối tháng 7/2021, sau sự điều chỉnh nói trên so với ATH vào tháng 4/2021. Vào thời điểm đó, giá Bitcoin chạm đáy ở mức 29.000 USD.
- Hiện tại, chỉ báo này đang ở trong một khu vực tương tự. Việc nắm giữ nó có thể là một tín hiệu khác cho thấy khu vực 40,000 USD – 42,000 USD sẽ đóng vai trò là đáy vĩ mô tiếp theo của BTC trước khi xu hướng tăng tiếp tục.
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.