Dữ liệu từ 20/12 – 26/12.
Nội dung bài viết
Ethereum NUPL
NUPL là một trong số những chỉ số on-chain mà Fiahub thường hay nói tới trước đây. Nó giúp đo lường lợi nhuận/lỗ giả định cho các nhà đầu tư trong trường hợp tất cả các đồng tiền được bán vào thời điểm hiện tại.
Trong quá khức, chỉ số on-chain này đã đạt mức cao nhất là 0.77 vào tháng 5/2021. Hãy xem vòng tròn màu đen ở hình dưới đây. Đây có thể được coi là dấu hiệu của một thị trường quá nóng. Sau đó, nó giảm hai lần xuống dưới ngưỡng 0.5 (vòng tròn màu đỏ). Vào thời điểm đó nó được coi là dấu hiệu của sự suy yếu, vì nó cho thấy xu hướng giá cũng có dấu hiệu đi xuống.
Trước đó, mức giảm dưới mức 0.5 (vòng tròn đen) đã đánh dấu sự kết thúc của chu kỳ tăng giá. Do đó, nếu như chúng ta muốn giá ETH có dấu hiệu tịnh tiến đi lên, điều quan trọng nhất là chỉ báo on-chain này phải giữ được trên mức này. Ở thời điểm hiện tại, tín hiệu NUPL đang “mấp mé” và có xu hướng chạm vào vùng 0.5.
Ethereum MVRV
MVRV là một chỉ số on-chain đo lường tỷ lệ giữa mức vốn hóa thị trường và mức vốn hóa thực tế. Nó được sử dụng để xác định xem một tài sản có được định giá gần giá trị hợp lý của nó hay không? Thông thường, các chỉ số cao có thể được coi là dấu hiệu của đỉnh. Nó cho thấy thị trường đang trong trạng thái quá mua. Tương tự, các chỉ số thấp có thể được coi là dấu hiệu của đáy và cho thấy thị trường quá bán.
Về mặt lịch sử, mức 1.9 dường như đã đóng vai trò hỗ trợ cho đường giá ETH. Đây là trường hợp đã xảy ra của tháng 7 và tháng 9/2017, vì cả chỉ báo và giá đều bật lên sau khi đạt mức thấp gần 1.9 (vòng tròn đen ở hình trên đây).
Sau đó, mức này đóng vai trò là ngưỡng kháng cự vào tháng 8/2020, trước khi chuyển sang hỗ trợ sau đó (đường gạch màu đen ở hình trên). Có một sự sai lệch đáng kể vào tháng 7/2021 khi mà đường này đi tụt xuống dưới mức 1.9. Tuy nhiên, chỉ báo on-chain này đã được phục hồi ngay sau đó.
Hiện tại, MVRV đang giao dịch ngay trên mức này và có khả năng tạo ra một phiên bật ngược lại ở vùng này. Tương tự như mức 0.5 trong chỉ số on-chain NUPL, mức 1.9 trong MVRV là rất quan trọng. Và điều quan trọng mà Fiahub muốn nhấn mạnh ở đây là giá ETH phải ở trên mức này để xu hướng tăng vẫn còn nguyên vẹn.
Bitcoin NVTS đạt đến mức quá bán
NVT Signal (NVTS) là một phiên bản sửa đổi của chỉ báo NVT Ratio gốc. Giá trị thứ hai được tính bằng cách chia vốn hóa thị trường (market cap) cho khối lượng giao dịch (volume) trên chuỗi được tính bằng USD. Ngược lại, NVTS sử dụng trung bình động (MA) 90 ngày của khối lượng giao dịch hàng ngày ở mẫu số thay vì khối lượng giao dịch thô hàng ngày.
Biểu đồ NVTS dài hạn cho thấy tầm quan trọng của khu vực gần giá trị 17.5 (đường gạch ngang màu đỏ ở hình trên) mà từ đó chỉ báo vừa có dấu hiệu bật lên trở lại. Khu vực này đã cung cấp hỗ trợ trong đợt điều chỉnh giá vào mùa hè năm 2021 vừa qua. Trước đó, nó đã đạt đến mức chính xác trong đợt điều chính vào tháng 3/2020 và ở mức đáy của thị trường gấu vào tháng 12/2018.
Điều thú vị là giá trị 17.5 đã đóng vai trò là ngưỡng kháng cự nhiều lần trong thời điểm năm 2015. Thậm chí, lùi về sâu hơn nữa, ở thời điểm năm 2013 chúng ta cũng thấy tín hiệu này. Một trong những nhà phân tích on-chain là @woonomic đã khẳng định rằng chỉ báo NVTS “vẫn hoạt động”.
Trong một tweet gần đây, anh ấy chỉ ra rằng về mặt lịch sử, nó không thường xuyên xảy ra tình trạng “bán quá mức”. Tất cả các khoảng thời gian NVTS giảm xuống vùng hỗ trợ (màu hồng nhạt) đều trùng khớp với mức giá thấp nhất của BTC (vùng màu xanh lá cây). Điều này cho thấy một tín hiệu tăng giá và đợt điều chỉnh giá Bitcoin dường như sắp kết thúc.
Sức mua Stablecoin ngày càng tăng
Nếu chỉ báo on-chain NVTS là chính xác thị trường sẽ cần động lực để giá BTC có thể tăng. Để điều này xảy ra, tiền phải chảy vào thị trường mà ở đó có thể thực hiện các giao dịch mua.
Trong bài phân tích on-chain tuần trước, Fiahub đã đưa ra chỉ số Stablecoin Supply Ratio (SSR) và cho thấy nó đang tiến gần đến mức thấp nhất mọi thời đại (ATL). Ngày nay, trên thực tế, SSR đang ở mức thấp kỷ lục (vùng xanh như hình trên đây). Điều này có nghĩa là sức mua của các stablecoin như USDT, TUSD, USDC, USDP, GUSD, DAI, SAI và BUSD đang tăng lên so với BTC.
Hơn nữa, chúng tôi nhận thấy hai đường xu hướng trên biểu đồ. Một là đường xu hướng tăng màu xanh lá cây liên quan đến giá BTC. Đường này đã cho thấy mức tăng kể từ mức đáy hồi tháng 3/2020. Và hai là đường xu hướng giảm màu đỏ liên quan đến SSR và đã có từ tháng 7/2019. Lưu ý rằng sự suy giảm của nó cho thấy sức mua của stablecoin tăng lên. Nếu mối tương quan tích cực giữa sức mua ngày càng tăng của stablecoin và giá của BTC được duy trì, chúng ta có thể kỳ vọng hai xu hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai.
Tầm quan trọng của vùng màu xanh lá cây trong biểu đồ trên cũng được làm nổi bật bởi biểu đồ sức mua stablecoin tương tự do hai nhà phân tích on-chain là @_checkmatey_ và @permabullnino đưa ra. Trong biểu đồ dài hạn, chúng ta thấy các thanh màu xanh lục (xem hình dưới đây) cho biết các khu vực mà sức mua của stablecoin đang tăng lên.
Chúng tôi đã đánh dấu các giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ trong xu hướng này bằng màu tím để thể hiện mối tương quan với giá BTC. Các khoảng thời gian sức mua stablecoin tăng mạnh trong lịch sử đã trùng khớp với những đợt điều chỉnh rõ ràng về giá Bitcoin. Điều này không khác gì trong đợt điều chỉnh hiện tại, nó cho thấy sức mua của stablecoin tăng mạnh. Xu hướng hiện tại chỉ đứng sau đợt điều chỉnh sâu hơn từ tháng 5 đến tháng 7 năm nay mà thôi.
Sự trùng lặp của hai chỉ số trong phân tích on-chain tuần này đã đưa ra một dấu hiệu mạnh mẽ ủng hộ luận điểm rằng Bitcoin đang trong quá trình chạm đến đáy của chu kỳ. Về mặt lịch sử, cả hai chỉ báo ở giá trị hiện tại của chúng đều là những tín hiệu tăng giá.
Lời kết
Năm 2021 sắp sửa khép lại và ở thời điểm hiện tại thị trường tiền điện tử vẫn duy trì trạng thái ảm đạm trước kéo dài trong khoảng 20 ngày qua. Mặc dù các chỉ số on-chain đều cho thấy tín hiệu tích cực đến hai đồng coin top đầu như Bitcoin và Ethereum, tuy nhiên có lẽ chúng ta sẽ chỉ thấy được sự đột phá này trong năm 2022 mà thôi.
Hi vọng bài viết này đã mang đến cho độc giả của Fiahub những cái nhìn tổng quan nhất về tình hình biến động giá của các đồng coin dựa trên các chỉ số on-chain. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài phân tích on-chain tiếp theo của năm 2022 nhé.
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.