Dữ liệu từ 13/12 – 19/12.
Nội dung bài viết
Bitcoin liveliness
Liveliness là một chỉ số on-chain cho thấy tuổi Bitcoin (BTC) được sử dụng. Nó cho các giá trị từ 0 đến 1. Chỉ số này càng cao thì có nghĩa là các đồng tiền Bitcoin được lưu trữ lâu năm đang được sử dụng. Ngược lại, khi số thấp có nghĩa là các đồng tiền Bitcoin mới được lưu trữ gần đây đang được sử dụng. Trong hai năm qua, chỉ số này đã đưa ra các giá trị từ 0.59 đến 063. Nó cho thấy gần như không có sự thay đổi nào quá đáng kể trong khoảng thời gian này.
Sau khi giá BTC tăng trở lại vào tháng 7, chỉ báo on-chain này cũng tăng đột biến (vòng tròn màu đen). Tuy nhiên, kể từ cuối tháng 8, khi giá BTC gần đạt 50,000 USD, liveliness đã giảm xuống. Điều này có nghĩa là trong sự thay đổi giá gần đây trên thị trường, các đồng tiền được lưu trữ lâu năm đã không được sử dụng.
ASOL
ASOL cũng là một chỉ báo on-chain về độ tuổi của Bitcoin. Nó đo độ tuổi trung bình (tính theo ngày) trên mỗi sản lượng giao dịch. Do đó, nếu chỉ số này báo hiệu 50 thì có nghĩa là lần trước đó các đồng coin đó được giao dịch trung bình là 50 ngày trước.
Năm nay, ASOL đã đạt mức cao là 87.48 vào ngày 13/1 và 111.29 vào ngày 21/8 (vòng tròn đen). Lần đầu tiên diễn ra trước mức cao nhất mọi thời đại (ATH) trước đó vào tháng 4, trong khi lần thứ hai diễn ra sau mức tăng đáng kể vào tháng 7. Do đó, cả hai giai đoạn này đều đánh dấu việc chốt lời từ các đồng Bitcoin được lưu trữ lâu năm.
Tuy nhiên, kể từ đó, ASOL đã giảm dần và hiện đang ở mức gần 50. Điều này có nghĩa là việc thu lợi nhuận bằng các đồng tiền được lưu trữ lâu năm đã có phần giảm xuống. Như vậy, chúng ta có thể thấy chỉ báo on-chain này cũng cho thấy dấu hiệu tương tự như chỉ báo Bitcoin liveness mà chúng ta vừa tìm hiểu ở trên.
SSR
SSR là một chỉ báo on-chain được sử dụng để đo lường tỷ lệ giữa nguồn cung stablecoin và BTC. Chỉ số này có thể bị thay đổi bởi một trong hai tác nhân bao gồm: Sự thay đổi giá Bitcoin và thay đổi nguồn cung stablecoin. Trong đó, giá trị của chỉ báo on-chain này càng thấp thì tỷ lệ nguồn cung BTC có thể được mua bằng stablecoin càng cao và ngược lại. Cụ thể hơn, giá trị của chỉ số on-chain này bằng 10 có nghĩa là 10% toàn bộ nguồn cung BTC có thể được mua bằng stablecoin.
Điều này đồng nghĩa với việc, nếu giá BTC giảm, chỉ báo SSR cũng sẽ giảm. Ngược lại, ngay cả khi giá BTC ở trạng thái đi ngang (sideway), sự gia tăng nguồn cung stablecoin sẽ khiến SSR giảm xuống.
Chỉ báo SSR đạt giá trị thấp nhất mọi thời đại là 6 vào ngày 8/6. Điều này có nghĩa là 16.66% (1/6) nguồn cung BTC có thể được mua bằng nguồn cung stablecoin. Quan trọng hơn, đây là lần thứ tư chỉ báo on-chain SSR giảm xuống dưới dải Bollinger phía dưới (vòng tròn màu đen). Cả ba lần khác khi điều này xảy ra thì theo sau đó là một đợt tăng giá với biên độ tăng đáng kể. Sau khi phục hồi, chỉ báo on-chain SSR đang tiệm cận mức thấp nhất mọi thời đại của tháng 6 một lần nữa. Tại thời điểm viết bài hiện nó đang ở mức 6.52.
Kể từ đầu tháng 9, các dải Bollinger đã có xu hướng dịch chuyển và tiệm cận gần với nhau hơn. Điều này xảy ra khi giá trị của chỉ báo không đổi trong một khoảng thời gian đáng kể. Sự sụt giảm bên dưới dải Bollinger phía dưới (màu xanh lam nhạt) có thể được xem như là một tín hiệu mạnh mẽ báo hiệu rằng thị trường đã đạt đến vùng đáy. Suy luận này có vẻ như cũng khá phù hợp với các kết quả từ các chỉ báo on-chain dài hạn khác mà Fiahub đã đưa ra vào tuần trước. Tất cả đều cho thấy mức đáy đã gần kề.
USDT balance
Nguồn cung lưu hành của USDT (màu đen) đã tăng đều đặn kể từ tháng 9/2020. Trong hai tháng qua, sự gia tăng dần dần này được xem như là chất xúc tác khiến chỉ báo on-chain SSR giảm nhẹ, vì giá BTC không đổi. Số dư USDT được lưu giữ trên các sàn giao dịch cũng đang dần tăng lên, phản ánh nguồn cung lưu hành.
Tuy nhiên, trái ngược lại với xu hướng trên, nguồn cung USDT trong các hợp đồng thông minh đã giảm kể từ đầu tháng 10/2020. Do đó chúng ta hoàn toàn có thể nhận định rằng, việc gia tăng nguồn cung lưu thông USDT thời gian qua chủ yếu là liên quan đến các sàn giao dịch hơn là các hợp đồng thông minh.
Lời kết
Có thể thấy, giá BTC dao động trong vùng từ 46,000 USD – 50,000 USD trong thời gian khoảng 15 ngày gần đây. Mức giá này đã phá vỡ mọi dự đoán trước đó về một đợt tăng trưởng vào cuối năm khiến giá BTC có thể cán mốc 100,000 USD. Thị trường sideway khiến phần lớn các nhà đầu tư nảy sinh tâm lý chán nản.
Tuy nhiên, xét cho cùng thì phần lớn các tâm lý đó lại đến từ các nhà đầu tư mới tham gia lưu trữ Bitcoin. Có vẻ như với các nhà đầu tư lâu năm, điều chỉnh trong thị trường này là một vấn đề tất yếu. Và mỗi lần giá điều chỉnh là thời điểm để họ tích lũy thêm tài sản với chi phí rẻ hơn.
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.