Gần như mọi nhà đầu tư quan tâm tới thị trường tiền điện tử đều biết đến Ripple và XRP, nhưng có thực sự mọi người đã hiểu rõ về dự án này? Bài viết hôm nay, Fiahub sẽ cùng bạn tìm hiểu về Ripple Lab và XRP Coin nhé.
Nội dung bài viết
Thế nào là Ripple?
Ripple hay còn gọi là Ripple Lab là một công ty cung cấp giải pháp thanh toán ngay lập tức, không giới hạn vùng lãnh thổ và đáng tin cậy với các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng.
Ripple thành lập năm 2012 và tiên phong trong nền tảng Blockchain.
Quá trình hình thành
Năm 2005, Ryan Fugger – nhà phát triển hệ thống DeFi tại Canada đã phát hành hệ thống tiền kỹ thuật số phi tập trung RipplePay.
Năm 2011, nhà sáng lập đầu tiên của Mt.Fox là Jeb McCable đã phát triển dự án tiền điện tử riêng của mình. Và vào tháng 5/2011, Jeb cùng hai người đồng hành khác là Arthur Britto và David Schwartz đã phát triển số cái XRP Ledger.
Sau khi được Fugger trao quyền điều hành RipplePay, tháng 9/2012, Jeb cùng Chris Larsen và Arthur Britto đã thành lập công ty OpenCoin. Công ty này hướng tới tạo lập mạng lưới thanh toán Ripple với giao thức đồng thuận RPCA hay Ripple Consensus Protocol.
Khoảng từ tháng 4 đến tháng 5/2013, OpenCoin nhận được khoản tiền đầu tư là 5,5 triệu USD từ các quỹ đầu tư danh tiếng như Andressen Horowitz, Google Ventures, Pantera Capital, Digital Currency Group… từ vòng Seed Round.
Sau đó, OpenCoin đổi tên thành Ripple Labs vào tháng 9/2014, cùng lúc đó Jeb McCaleb cũng rời khỏi Ripple Lad và thành lập Stellar (XLM).
Sang 2015, Ripple ký kết với Western Union; tuy nhiên chỉ vài tháng sau đó, Ripple bị xử phạt 700,000 USD bởi FinCEN do vi phạm đạo luật bảo mật khi bán XRP mà không có sự cấp phép của cơ quan này. Và FinCEN cũng mặc định XRP là một currency chứ không phải một security token.
Tháng 9/2016, Ripple được SBI Holdings – một công ty môi giới chứng khoán lớn tại Nhật Bản – đầu tư 55 triệu USD (chiếm tới hơn 10% cổ phần hiện tại của Ripple Lab).
Năm 2017, Ripple liên tục ký kết với nhiều ngân hàng trong việc sử dụng sản phẩm của họ là RippleNet. Trong cùng năm, Ripple tổ chức sự kiện hàng năm SwellbyRipple hàng năm; tính đến năm 2019 là lần thứ 3 diễn ra.
Tìm hiểu về XRP
XRP Ledger (XRPL)
Đây là sổ cái phi tập trung, dựa trên mạng lưới nhiều máy chủ ngang hàng do Jed McCaleb, Arthur Britto và David Schwartz tạo ra năm 2011.
XRP Ledger sử dụng thuật toán đồng thuận Ripple Protocol Consensus Algorithm (RPCA) – khác hoàn toàn với Bitcoin.
XRP
XRP là token chính thức, được sử dụng trên XRP Ledger. Hiện có khoảng 100 tỷ token được pre-mined vào năm 2011.
Ba nhà sáng lập của XRP Ledger đã tặng cho OpenCoin 80% lượng XRP của mình vào năm 2012.
Thông tin về đồng XRP
- Tên gọi: XRP
- Blockchain: XRP Ledger
- Cơ chế đồng thuận: XRP Ledger Consensus Protocol
- Loại token: Utility Token
- Tốc độ tạo khối trung bình: 4 giây
- Thời gian giao dịch trung bình: 1,500 + TPS
- Đơn vị nhỏ nhất: 1 XRP = 10^5 drops
- Nguồn cung tối đa: 100,000,000,000 XRP
- Tổng nguồn cung: 99,991,316,762 XRP
- Nguồn cung hiện hành: 43,248,091,671 XRP
Phân bổ XRP
Tổng nguồn cung tối đa lên tới 100 tỷ token, Ripple Lab nắm 80% XRP và các nhà sáng lập nắm giữ 20% còn lại. Cụ thể:
Ripple Lab
Ripple nắm giữ 80% tổng số token, và toàn quyền quyết định trong việc cấp phát miễn phí hay bán XRP nhằm mục đích quảng bá, phát triển cho RippleNet.
Dựa trên số liệu của BitMEX Research, từ 1/2013 đến 7/2015, Ripple bán ra khoảng 16.5 tỷ XRP – với 12,5 tỷ cho đối tác và 4 tỷ dùng để thanh toán các chi phí doanh nghiệp.
Ripple lập quỹ Escrow với cam kết hỗ trợ mọi hoạt động của RippleNet với khoảng 55 tỷ XRP vào cuối 2017.
Mỗi tháng, khoảng 1 tỷ XRP được mở khoá để thanh toán các chi phí hoạt động của RippleNet và những khoản không dùng sẽ gửi trả vào quỹ Escrow vào cuối tháng; sau đó giải ngân vào đợt tiếp theo.
Nhà sáng lập
Ba nhà sáng lập XRP Ledger sở hữu 20% lượng XRP còn lại. Chris Larsen và Jed McCaleb nhận 9,5 tỷ XRP; riêng Arthur Britto nhận 1 tỷ còn lại.
Cuối năm 2014, Jed rời khỏi Ripple và thành lập Stellar (XLM) nên lượng XRP của anh sẽ được phân bổ như sau:
- Jed được bán ra tối đa $10,000 mỗi tuần sau năm đầu
- Từ năm 2 đến năm 4: bán tối đa $20,000 mỗi tuần
- Từ năm 5 đến 6: bán tối đa 750 triệu XRP mỗi năm
- Năm thứ 7: bán tối đa 1 tỷ XRP mỗi năm
- Sau năm thứ 7: bán tối đa 2 tỷ XRP mỗi năm
Thỏa thuận này sửa đổi vào năm 2016 sau khi Ripple nghi ngờ Jeb vi phạm các điều khoản trước đó. Và theo thỏa thuận mới từ năm 2016, Jed phải quyên góp 2 tỷ XRP cho việc từ thiện và 5.3 tỷ XRP còn lại sẽ do Ripple nắm giữ.
Ripple sẽ giải ngân khoản 5.7 tỷ XRP còn lại này cho Jed theo lộ trình như sau:
- Năm đầu tiên: 0,5%
- Năm thứ 2 và 3: 0,75%
- Năm thứ 4: 1,0%
- Sau năm thứ 4: 1,5%
Nguồn cung của XRP được phân bổ như hình bên dưới:
XRP được dùng như thế nào?
- Cross-currency: tiền tệ trung gian trong giải pháp On-Demand Liquidity (ODL) của Ripple
- Reserve Requirement: khi chuyển tiền, người dùng cần nắm giữ ít nhất 20 XRP trong ví – điều khoản này nhằm hạn chế tình trạng spam của Ripple
- Fees: phí thanh toán các giao dịch trong mạng lưới XRP Ledger; tối thiểu là 0.00001 XRP (tương đương 10 drops).
Biến động giá thời gian gần đây của XRP
Nhiều nhận định cho rằng, XRP trong năm 2021 sẽ có những đợt giảm giá tiếp theo và xu hướng giảm sẽ làm xu hướng chính của đồng tiền số này. Trong dài hạn, XRP sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ vào những giá trị về công nghệ và tiện ích tài chính mà nó mang lại cho người dùng. Việc Ripple liên kết với một loạt ngân hàng uy tín hàng đầu Ấn Độ đã tạo nên những làn sóng tích cực của các nhà đầu tư trên toàn cầu. Ngoài ra, Ripple cũng hứa hẹn về một nền tảng thanh toán DeFi mới – quả là đáng chờ đợi đúng không? Tham khảo thêm tại đây.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin về dự án Ripple Lab và XRP Coin đo Fiahub tổng hợp gửi đến các nhà đầu tư. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn đầu tư thành công và tối ưu lợi nhuận cùng thị trường crypto. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ đội ngũ hỗ trợ của chúng tôi 24/7.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog