Từ đầu năm nay, Fantom là một trong những hệ sinh thái có tốc độ phát triển nhanh nhất trong không gian tài chính phi tập trung DeFi. Vậy bạn đã biết gì về hệ sinh thái này? Hãy cùng Fiahub tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
Thế nào là Fantom?
Hệ sinh thái Fantom là giải pháp lớp giao thức, giúp giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng của Blockchain, sử dụng cơ chế đồng thuận mới là Lachesis Protocol.
Cơ chế đồng thuận aBFT giúp Fantom có chi phí thấp hơn nhưng nhanh hơn, an toàn hơn so với công nghệ trước đó. Fantom hướng tới cung cấp khả năng tương thích giữa những cơ quan giao dịch trên toàn cầu nhờ vào công nghệ DAG nhanh chóng, phải triển trên quy mô thế giới thực và tạo ra cơ sở hạ tầng đáng tin cậy trong chia sẻ dữ liệu và giao dịch trong thời gian thực.
Fantom Opera Chain là một Blockchain được tạo ra từ giao thức cốt lõi là Lachesis Protocol, gồm 3 lớp:
- Node Service Blockchain
- OPERA chain
- Mainchain Blockchain
Thành tựu của Fantom
- Tăng trưởng 600% trong vòng 3 tháng, DeFi TVl đạt 625 triệu USD
- Fantom Tx đạt tăng trưởng nhanh chóng trong vòng 3 tháng, tổng Txs đạt 47 triệu Tx
- Có hơn 25 sàn giao dịch đã thêm Fantom, ví Coinbase đã hỗ trợ Fantom Opera Chain
- Hệ sinh thái có hơn 150 dự án hoạt động và phát triển
Fantom DeFi TVL
Từ tháng 5/2021 trở lại đây, hệ sinh thái Fantom đã có sự phục hồi nhanh chóng, thậm chí cán mốc 600 triệu USD so với 100 triệu USD trước đó.
Nói cách khác, khi dòng tiền trên thị trường bắt đầu bão hoà ở cả hai hệ sinh thái Ethereum và Binance Smart Chain thì các nhà đầu tư tiếp tục đi tìm cơ hội mới các hệ sinh thái khác nhau. Dòng tiền thời gian gần đây dịch chuyển rất mạnh vào các hệ sinh thái nhỏ hơn như Fantom, Avalanche, Terra, Solana…
Các dự án trong Fantom
Tính đến đầu tháng 9/2021, hệ sinh thái Fantom có khoảng 150 dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, mảng DeFi rất được quan tâm và tạo ra dòng tiền khổng lồ cho hệ sinh thái.
Cách thức hoạt động và cấu trúc
Quỹ Fantom điều hành 2 bộ phận, chịu trách nhiệm xây dựng các công cụ hỗ trợ những ứng dụng dApp trên DeFi và khởi động việc sử dụng công nghệ, áp dụng các Blockchain Fantom trên toàn thế giới.
- Fantom Blockchain Service: một Blockchain Layer 1, tương thích với Ethereum, bất kỳ tổ chức công ty hay chính phủ nào cũng có thể sử dụng và tiếp cận lợi ích trong hoạt động của mình
- Fantom Opera Mainnet: mạng công cộng của hệ sinh thái với thông lượng cao, giao dịch tức thời với chi phí gần như bằng 0. Điều này giúp DeFi phát triển mạnh mẽ thông qua các hoạt động hợp tác chiến lược, các dự án độc lập xây dựng trên hệ thống.
Wallet
Fantom hiện có t3 ví liên kết là Dcent, BitKeep và Coin98 từ tháng 5/2021. Lợi thế của Fantom là EVM Blockchain, có thể lưu trữ dễ dàng và tương tác với nhiều ví khác nhau, thu hút lượng người dùng và nhận diện của Fantom.
Cụ thể:
- Coin98 Wallet: ví multi-chain, hỗ trợ 23 Blockchain, người dùng dễ dàng tương tác với các dApp thông qua DeFi Gateway
- Dcent Wallet: lưu trữ các tài sản kỹ thuật số trên ứng dụng ví mobile, ví cứng và ví dạng thẻ
- BitKeep: ví multi-chain tập trung vào dạng thức ví mobile
AMM DEX
Một trong những mảng hoạt động mạnh mẽ nhất với lượng tiền lớn nhất hệ sinh thái Fantom là AMM. Phải kể đến Spookyswap với TVL 167 triệu USD, Spiritswap là TVL 61 triệu USD và Curve Finance với 167 triệu USD. Đây là 3 AMM DEX chiếm tới 65% TVL của toàn bộ hệ sinh thái.
Các AMM DEX có thể chia thành nhiều dạng, đó là:
- Liquidity Center: Spookyswap, Spiritswap (do Fantom Foundation tài trợ)
- Multichain AMM: Curve Finance, Sushiswap…
- Stablecoin AMM: Curve Finance, Froyo Finance…
- Order book DEX: CoinZoo
Trong đó, Spookyswap và Spiritswap là hai nền tảng có nhiều tính năng phát triển nhất, học hỏi từ các AMM của hệ sinh thái Ethereum và Binance Smart Chain. Có thời điểm SPIRIT tăng trưởng hơn 200% và BOO cũng tăng hơn 60% khi dòng tiền đổ về hệ sinh thái Fantom.
Yield Aggregator Platform
Chiếm thứ hai thị phần TVL của hệ sinh thái Fantom là Yield Aggregator Platform, với sự hợp tác chặt chẽ với mảng AMM Liquidity. Hiện đa số các AMM Liquidity Pool đề được Yield Aggregator tận dụng và đặc biệt là các pool từ Spookyswap và Spiritswap.
Beefy Finance là nền tảng lớn nhất trong tổng số các Yield Aggregator Platform với tổng 109 triệu USD, hoàn toàn áp đảo các pool còn lại.
Tiếp đến phải kể đến Reaper Farm với 35 triệu USD TVL. Điểm nổi bật của Reaper Farm là số lượng pool nhiều nhất (86 pools) và hỗ trợ gần như mọi tài sản từ hệ sinh thái Fantom.
Lending
Là một trong những mảng phát triển sau của hệ sinh thái, ban đầu Lending chỉ có dự án Creamy Finance từ mạng lưới Ethereum mở rộng sang, tuy nhiên năng suất không cao.
Kể từ tháng 6/2021, dự án Scream – bản fork của Cream Finance – đã hoạt động hiệu quả hơn với 71 triệu USD TVL. Hiện tại, Scream xếp thứ 4 trên hệ sinh thái về lượng TVL và là dự án Lending độc tôn thị phần.
NFT
Gần đây, Fantom phát triển thêm về NFT và có những bước đi đầu tiên là NFT Collectibles, mặc dù số lượng còn hạn chế và chưa có tính kết nối với cộng đồng NFT. Vì thế, các tác phẩm NFT chưa được giao dịch sôi nổi và cũng thiếu một NFT Marketplace như ở Ethereum và BSC.
Kết luận
Có thể nói, hệ sinh thái Fantom còn khá non trẻ nhưng mang nhiều tiềm năng về sự mở rộng, với khả năng giải quyết những hạn chế của Blockchain dựa trên cơ chế đồng thuận mới là Lachesis Protocol.
Trong tương lai gần, Fantom hứa hẹn mang đến nhiều sản phẩm mới mẻ với những tiện ích cho người dùng. Mong rằng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin hữu ích về hệ sinh thái này. Quan điểm của bạn về Fantom là gì? Hãy chia sẻ cùng Fiahub nhé.
Chúc các bạn đầu tư thành công và đừng quên đón đọc những chủ đề thú vị tiếp theo trên website của chúng tôi.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog