Sau những động thái bất ngờ từ Trung Quốc nhắm vào hoạt động khai thác tiền điện tử, các giao dịch tiền ảo bị xem là bất hợp pháp ở quốc gia này, vẫn còn rất nhiều điều được cho là ẩn giấu phía sau.
Bài viết hôm nay, Fiahub sẽ tổng hợp một số nhận định từ một số nhà phân tích thế giới sự kiện này.
“Lệnh cấm tiền điện tử của Trung Quốc sẽ phá huỷ thị trường?”
Sau khi các phương tiện truyền thông chính thống bắt đầu đưa tin, Bitcoin, Ethereum và nhiều loại Altcoin khác đồng làm giảm đáng kể khi có lệnh cấm từ Trung Quốc. Thậm chí có những đồng coin giảm tới 9% chỉ trong vòng 4 tiếng.
Chắc hẳn sẽ có nhiều người nghĩ rằng hàng triệu nhà đầu tư Trung Quốc ngay lập tức thoát khỏi thị trường và làm bốc hơi tài sản của rất nhiều người vì giá tiền điện tử rớt thảm hại. Tuy nhiên, giá tiền điện tử đã khôi phục chỉ sau đó vài ngày. Nói cách khác, sự kiện từ Bắc Kinh không thực sự ảnh hưởng lớn như chúng ta vẫn nghĩ; hoặc thị trường tiền ảo đã sẵn sàng cho cú sốc này. Trước đó, Trung Quốc cũng đã gia tăng động thái cấm vận đối với tiền điện tử bằng việc “đào thải” các hoạt động đào coin từ mùa hè 2021. Đây có thể xem một lời cảnh báo cho giới đầu tư tiền số toàn cầu rằng sẽ có những điều nghiêm trọng hơn xảy đến, và điều này đã đúng!
Nên hiểu rằng, thị trường ngày nay không còn là một thị trường “kín đáo”. Khi tính thanh khoản trên thị trường trở nên rộng rãi, một loại tài sản bất kỳ nào giảm giá cũng sẽ kích hoạt sự thu hút từ các nhà đầu tư mua vào, thậm chí trong ngắn hạn. Ví dụ khi giá giảm từ thứ Sáu, bạn có thể kiếm được khoảng 3% hoặc hơn 300% lợi nhuận APR, bạn có thể giữ số tiền bạn mà không thực sự phải quan tâm tới tương lai của tiền điện tử dù có hay không có thị trường Trung Quốc.
“Chính quyền Trung Quốc muốn thủ tiêu tiền điện tử vì lo ngại tự-do?”
Rất nhiều người thích cách nghĩ này, đặc biệt là những người ghét tiền điện tử. Trung Quốc là một xã hội đàn áp, và tiền điện tử cúng không ngoại lệ. Mọi nhà hoạt động tiền điện tử đều như một người hùng đang chống lại chế độ độc tài Bắc Kinh. Về khách quan, tiền điện tử thực sự là mối đe dọa đến quyền lực và mục tiêu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là việc quản lý nguồn vốn.
Các hoạt động kiểm soát tiền điện tử hiện nay là một cuộc thử nghiệm tài chính và tính toán rủi ro lớn ở nước này. Đặc biệt, nó diễn ra cùng lúc với các động thái của chính quyền trong việc chống lại Fintech và các công ty đầu tư, ngân hàng truyền thống, nhằm hạn chế và thủ tiêu các mối đe dọa với chính quyền của ông Tập.
Ví dụ, gần đây, Trung Quốc tuyên bố họ sẽ “nhảy dù” các quan chức giám sát tài chính đến 25 tổ chức tài chính lớn nhất của nước này, và xem xét hoạt động của họ. Thậm chí, việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo kế hoạch của Fintech Ant Group đã được Đảng nhào nặn. Ngoài ra, chính quyền nước này cũng thực hiện các chính sách giảm đòn bẩy nợ của các công ty bất động sản – vụ việc Evergrande là một minh chứng.
Trong bối cảnh đó, những gì đang xảy ra với các sàn giao dịch tiền điện tử của Trung Quốc cũng không phải ngoại lệ. Trên thực tế, đây chỉ là một những phương thức giảm thiểu rủi ro đòn bẩy trên hệ thống tài chính của quốc gia này.
“Lệnh cấm của Trung Quốc hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến tiền điện tử?”
Thị trường mã hoá đã vượt qua những tin tức xấu mà không gặp nhiều khó khăn, nhưng điều này không đồng nghĩa là không có chút ảnh hưởng nào tới toàn cảnh của thị trường crypto. Nó sẽ diễn ra trong thời gian dài sắp tới, và khó có thể nhìn thấy.
Những tác động trong trung hạn đã bắt đầu và có thể nhìn thấy. Ví dụ: sàn giao dịch tiền điện tử nội địa lớn nhất Trung Quốc – Huobi – gần đây là sẵn sàng cấm mọi hoạt động từ người dùng trong nước. Một số nguồn tin, bao gồm cả cực Giám đốc Điều hành BTCC Bobby Lee, cũng khẳng định mong muốn kết thúc các giao dịch từ đại lục càng sớm càng tốt. Hiện tại, những người dùng từ các sàn OTC cũng đang rút tiền bằng bằng chip của họ. Ngay sau khi cuộc đàn áp tiền điện tử từ chính quyền được công bố, stablecoin Tether
đã phá vỡ đáy của mình so với Nhân dân tệ, cho thấy rằng dòng tiền chảy ra rất nhiều.
Nói cách khác, có vẻ hiện rất nhiều nhà đầu tư Trung Quốc, đặc biệt là giới doanh nghiệp, đang rời bỏ thị trường. Tiền điện tử tiếp tục phát triển ở nhiều nơi, do đó khi thị trường Trung Quốc thiếu ổn định, các thị trường khác trên thế giới sẽ bù đắp nhanh chóng.
Khối lượng giao dịch dần chuyển sang những sàn giao dịch phi tập trung. Matthew Graham, người đồng sáng lập Công ty Blockchain Sine Global Capital, trụ sở tại Trung Quốc, cũng nhận xét trên Twitter của mình rằng sự quan tâm đến công nghệ trong giới tiền điện tử Trung Quốc đang tăng lên. Tranh luận này đúng với quan điểm của một số người về việc mục tiêu thật sự của Đảng Cộng Sản Trung Quốc về việc đẩy tiền điện tử sang lề của nền tài chính nước này và chỉ có một số ít quốc gia dám tham dự.
Mối quan tâm dài hạn ở đây là gì? Theo thời gian, áp lực rõ ràng dành cho giới lãnh đạo Trung Quốc về việc rời bỏ công nghệ Blockchain phi tập trung sẽ ảnh hưởng đến giới trẻ của Trung Quốc và HongKong. Trung Quốc có thể đưa ra các chính sách mới khắt khe hơn về việc cấm làm việc cho các sàn giao dịch điện tử nước ngoài, và cơ hội nghề nghiệp sẽ bị hạn chế nếu họ muốn phát triển theo hướng đầu tư tiền điện tử chuyên nghiệp.
Những hoạt động cấp cơ sở cũng có thể gặp phải nhiều tác động lớn bởi các chính sách thay đổi từ chính quyền Trung Quốc. Đây có thể coi là tín hiệu rõ ràng hơn về những gì mà chính phủ Bắc Kinh áp đặt trong đời sống xã hội. Ông Graham từ Sino Global cũng chia sẻ rằng các nhóm WeChat liên quan tới tiền điện tử cũng đang đổi tên để giấu giếm những nội dung trò chuyện của họ. Dù điều luật là gì, người Trung Quốc nào cũng sẽ lo sợ bị bắt gặp khi nói về tiền điện tử. Nói cách khác, Trung Quốc sẽ gần như đứng ngoài cuộc chơi tiền điện tử toàn cầu.
Đây mới là điều thực sự cần lo lắng!
Bạn nghĩ sao về những nhận định này? Hãy chia sẻ với Fiahub quan điểm của bạn nhé.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog