Trong tháng 9 vừa qua, Bitcoin đã có một đợt tăng giá ngắn ngủi. Ngay sau đó, xu hướng này đã bị chặn đứng đột ngột khi tin tức chính phủ Hàn Quốc đưa ra các quy tắc siết chặt quản lý nhiều sàn tiền ảo ở xứ sở “kim chi”. Tuy nhiên, giá Bitcoin vẫn phục hồi rất nhanh sau những giai đoạn giảm giá này nhờ có các cá mập bắt đáy, đơn cử như Tổng thống El Salvador – Ông Nayib Bukele.
Vậy nhưng đầu tuần trước (khoảng ngày 21/9) Bitcoin đã biến động rất mạnh với đợt giảm giá từ 48.000 USD xuống 42.000 USD chỉ trong vòng nửa ngày. Thậm chí, có thời điểm Bitcoin còn chọc thủng đáy cũ của mình và tiến gần tới ngưỡng kháng cự cũ là 40.000 USD. Thị trường crypto chìm trong sắc đỏ.
Rất nhiều nhà đầu tư hoảng hốt vì đợt giảm giá đầy bất ngờ này của Bitcoin, trong đó chủ yếu là ảnh hưởng tới tâm lý của các nhà đầu tư đổ lượng lớn tiền vào Altcoin. Bitcoin biến động trong khoảng 10-15% thì các Altcoin có đợt khủng hoảng vô cùng lớn khi hàng loạt các nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường và các đồng tiền kỹ thuật số bị bơm thổi để trú ẩn hay các đồng stablecoin như USDT.
Đâu là nguyên nhân dẫn đến diễn biến bất thường này của thị trường crypto?
Nội dung bài viết
Chính phủ Trung Quốc chặn các dịch vụ tiền điện tử
Ngày 24/9 vừa qua, chính phủ Trung Quốc tuyên bố mọi hoạt động liên quan đến giao dịch tiền ảo đều là bất hợp pháp. Rất nhiều người dùng Trung Quốc không thể truy cập được vào tài khoản của mình trên các sàn, tạo nên một tâm lý vô cùng hoang mang.
Ngay sau đó, giá trị Bitcoin đã giảm tới 9% và gần chạm ngưỡng kháng cực 40.000 USD, thậm chí không có dấu hiệu dừng lại. Tuy nhiên, thị trường có dấu hiệu hồi phục nhẹ trở lại và giá Bitcoin chạm ngưỡng giao dịch khoảng hơn 41.000 USD vào ngày 28/09.
Trước đó Trung Quốc cũng đã đưa ra các lệnh cấm đào Bitcoin. Nhiều chuyên gia nhận định rằng việc hợp thức hoá tiền điện tử chỉ dành cho các quốc gia cởi mở offshore hoặc có hệ thống tài chính yếu kém cần nhận dòng tiền đầu tư lớn từ nước ngoài.
Hiện nay, hai sàn giao dịch Huobi và Binance lớn nhất nước này đã bắt đầu ngưng cấp phép cho các tài khoản đăng ký mới từ Trung Quốc đại lục (ngoại trừ HongKong), cũng như tiến hành khoá các tài khoản của công dân nước này từ giờ cho tới cuối năm.
Chấn động Evergrande
Tập đoàn bất động sản khổng lồ Evergrande, Trung Quốc xây dựng nhà và bán ra giá rẻ cho người dân, duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng việc vay nợ. Khoản nợ của Evergrande lên tới 300 tỷ USD đã quá hạn và khó lòng chi trả, thậm chí dòng tiền này đã đứt đoạn khi chính phủ Trung Quốc siết chặt quy định khiến tập đoàn có nguy cơ sụp đổ.
Ở góc độ lý thuyết, nhiều nhà đầu tư cho rằng lĩnh vực bất động sản và tiền số không có nhiều tương đồng, và một tập đoàn bất động sản sụp đổ thì liên quan gì đến tiền ảo, và đặc biệt đây chỉ là một tập đoàn hoạt động trong Trung Quốc đại lục – nơi mà hoạt động tiền ảo đã bị trôi dạt từ tháng 5/
Tuy nhiên, sự kiện này khiến cổ phiếu của tập đoàn giảm mạnh trên sàn chứng khoán HongKong và kéo theo sự rút vốn của nhiều nhà đầu tư do lo ngại phá sản.
Các quỹ đầu tư rút chân khỏi Evergrande đã tạo nên hiệu ứng Domino trên toàn thế giới. Các nhà đầu tư ngần ngại với các kênh đầu tư mạo hiểm – trong đó có tiền kỹ thuật số – để giảm thiểu rủi ro và tìm kiếm các kênh đầu tư an toàn hơn như trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ.
Sự kiện Evergrande không phải là nguyên nhân trực tiếp khiến các nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường crypto, nhưng nó là tác nhân gián tiếp khiến các nhà đầu tư tiền số bị dao động, bán tháo ồ ạt, cắt lỗ và kích hoạt thanh lý tự động khiến Bitcoin, Altcoin giảm sâu chỉ trong một thời gian rất ngắn ngủi.
Nguy cơ Chính phủ Hoa Kỳ vỡ nợ?
Thị trường đầu tư không chỉ riêng crypto mà ngay cả cổ phiếu, vàng đều đỏ. Bên cạnh Evergrande, các nhà đầu tư dành mối quan ngại lớn cho câu chuyện Chính phủ Mỹ có nguy cơ vỡ mở trong vòng 3 tuần nếu không nâng mức “nợ trần” lên.
Theo lý thuyết, Chính phủ Hoa Kỳ cũng tương tự các quốc gia khác, sẽ tiến hành in tiền để chi tiêu bằng cách bán ra các trái phiếu cho FED và nhà đầu tư. “Nợ trần” là mức nợ cao nhất mà quốc gia có thể chấp nhận và hiện nay nó đã gần sát nút.
Chính phủ Hoa Kỳ không thể tiếp tục in thêm tiền (bán trái phiếu) để chi tiêu và trả lãi cho các khoản nợ trước đây, và hệ luỵ là không có tiền trả lương cho các cán bộ nhà nước, phúc lợi xã hội… Đây chính là điều mà mọi người nói tới “nguy cơ vỡ nợ”. Thực tế, dù thuế cao nhưng vẫn không đủ để cho Chính phủ chi tiêu.
Vậy Chính phủ Hoa Kỳ sẽ vỡ nợ? Điều này rất khó xảy ra, và việc nâng mức “nợ trần” sẽ giúp giải quyết điều này. Chính phủ Hoa Kỳ sẽ không để chuyện này xảy ra.
Trong giai đoạn từ 2001 đến 2016, Quốc hội đã nâng 14 lần “nợ trần”. Lần gần nhất diễn ra dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Ngày 22/9, FED – Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tuyên bố giữ nguyên mức lãi suất cơ bản và khiến tình hình khả quan hơn. Bitcoin ngay sau đó đã tăng nhẹ 4%.
Kết luận
Tuần vừa qua là một giai đoạn “sóng gió” của thị trường crypto với những ảnh hưởng gián tiếp từ các sự kiện tài chính toàn cầu. Tâm lý nhà đầu tư bị dao động không nhỏ do khiến giá của Bitcoin và Altcoin giảm mạnh. Tuy nhiên dấu hiệu hồi phục đã bắt đầu sau đó không lâu nhờ vào các chính sách xử lý từ Chính phủ các nước.
Việc theo dõi liên tục các tin tức kinh tế, tài chính sẽ giúp các nhà đầu tư có thêm cơ sở để phân tích tình hình thị trường biến động. Fiahub chúc các bạn có những quyết định đầu tư đúng đắn và tối ưu hoá lợi nhuận từ thị trường crypto.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog