Thời gian gần đây, thị trường tài chính phi tập trung DeFi trở thành một vấn đề được cộng đồng crypto vô cùng quan tâm. Nó liên quan trực tiếp tới hệ sinh thái Blockchain và mang đến nhiều khác biệt so với thị trường tài chính truyền thống. Khi tìm hiểu sâu hơn về DeFi, các nhà đầu tư sẽ bắt gặp một thuật ngữ liên quan phổ biến, đó là Total Value Locked (TVL).
Bài viết hôm nay, Fiahub sẽ cùng bạn giải đáp câu hỏi TVL (Total Value Locked) là gì?
Nội dung bài viết
Khái niệm
TVL (Total Value Locked) được hiểu là tổng lượng tài sản khoá lại trong hợp đồng thông minh của DeFi. Con số này tương ứng với số lượng tài sản hiện bị giữ lại trong một giao thức nhất định.
Hiểu cách khác, Total Value Locked là tham số đại diện cho lượng tài sản được đặt trong một giao thức DeFi cụ thể, không hàm ý về số dư nợ, mà chỉ là tổng lượng cung cấp cơ bản được đảm bảo bởi một ứng dụng hoặc DeFi nói chung. Cách tính Total Value Locked gồm 3 thành phần và đơn vị là Bitcoin, Ethereum, USD.
Ý nghĩa của Total Value Locked (TVL)
Chỉ số này thường được dùng trong không gian DeFi như phương thức đánh giá khi so sánh các dApps của DeFi. Thông qua tổng giá trị của các Token bị khóa của dApps này, chỉ ra rằng giá trị TVL càng cao thì dApps đó càng tốt.
Số liệu Total Value Locked (TVL) được dùng để đo lường tình trạng chung của DeFi và Yield Farm. Bạn có thể bắt gặp số liệu này trên rất nhiều nền tảng dịch vụ. Khi xem xét tiềm năng của một dự án DeFi, chúng ta thường tính toán tỷ trọng vốn hoá thị trường các dịch vụ của tài chính phi tập trung so với TVL của nó, với 3 thông số chính gồm:
- Nguồn cung Token lưu hành
- Mức cung tối đa của Token
- Mức giá hiện tại
Để có được vốn hoá thị trường hiện tại, bạn nhân nguồn cung lưu hành với giá trị hiện tại (ở đây được hiểu là vốn hoá thị trường pha loãng hoàn toàn).
Công thức:
Total Market Cap = Circulating Supply x Current Price
Trong đó:
Total Market Cap: tổng giá trị vốn hoá thị trường
Circulating Supply: tổng lượng Token lưu hành
Current Price: giá trị hiện tại
Khi tính toán giá trị Total Value Locked (TVL), bạn dùng tổng lượng Token bị khoá nhân với giá trị thị trường của Token đó.
Công thức:
Total Value Locked (TVL) = Total Token Locked x Current Price
Còn trọng số hay tỷ trọng vốn hoá thị trường của DeFi với giá trị TVL được tính như sau:
TVL Ratio = Total Market Cap/ TVL
Về lý thuyết, khi TVL Ratio càng cao thì giá trị của tài sản càng thấp. Về thực tế, thì không phải khi nào chỉ sống này cũng thể hiện đúng. Bạn có thể sử dụng tỷ lệ TVL để xác định xem nội dung DeFi này có bị định giá cao hoặc thấp hay không. Nếu con số này thấp hơn 1, nghĩa là dự án đó được định giá thấp hơn trong hầu hết trường hợp.
Ngoài ra, TVL cũng có cơ chế riêng biệt, theo từng giao thức, tuỳ vào mỗi ứng dụng dApps. Các phân tích dựa trên những đánh giá khác nhau, so sánh các ứng dụng tương đồng.
Cụ thể, có quan điểm cho rằng TVL không phản ánh được chính xác rằng dApps nào tốt hơn.
Ví dụ: Uniswap và Kyber. Với Uniswap, người dùng cung cấp thanh khoản với một cặp tài sản bất kỳ như UNI/ETH. Trong thiết kế của mình, mỗi pool của Uniswap là đơn lẻ, nên mỗi ETH chỉ sử dụng một đơn vị cho một cặp tài sản cụ thể. Ngược lại, ở Kyber hoặc Bancor Protocol, người dùng cung cấp thanh khoản cho UNI/ETH thì ETH này cũng có thể sử dụng cho việc cung cấp thanh khoản một cặp tài sản khác, ví dụ KNC/ETH hay cặp tiền tương đương. Điều này xuất phát từ thiết kế các pool của Kyber hoặc Bancor liên kết với nhau, có thể gia tăng số lần sử dụng thanh khoản trên từng đơn vị BTC trong các ứng dụng. Như vậy, hiệu quả sử dụng của Kyber rõ ràng cao hơn và cơ chế tốt hơn.
Nhưng giao thức của Kyber có độ trượt giá cao hơn Uniswap nên người dùng vẫn ưu tiên chọn Uniswap. Hiện nay, TVL của Kyber chỉ đạt mức 379 triệu USD, trong khi Uniswap đạt hơn 6 tỷ USD. Có thể thấy, con số TVL cũng chỉ mang tính tương đối. Nhưng rõ ràng TVL của một dự án cao cũng chỉ ra độ tin cậy của người dùng với ứng dụng này.
Nhờ vào TVL, bạn có thể phân loại nhanh một số giao thức trong DeFi như DEX, Payment, Lending… và một số nền tảng khác. Thứ tự TVL có thể sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ Lending, DEX, Synthetic-Asset, AMM và các giao thức còn lại. Ngoài ra, người dùng có thể tính TVL trên Blockchain sử dụng Proof of Stake hoặc với Ethereum để tham gia chuyển đổi lên phiên bản Ethereum 2.0.
Total Value Locked (TVL) và Circulating Supply có mối quan hệ gì?
Chúng ta rất dễ nhầm lẫn giữa TVL và Circulating Supply (lưu thông ước tính). TVL xác định tổng giá trị các Token bị khoá trong giao thức DeFi, bao gồm cả Native Token của giao thức và các tài sản khác.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về định nghĩa Circulating Supply trong bài viết: Tokenomic là gì?
Ví dụ: Khi tiến hành thanh khoản trên Uniswap, cặp UNI/ETH thì con số TVL sẽ bao gồm cả Token của UNI và ETH.
Còn ở Circulating Supply của Uniswap thì chỉ bao gồm số lượng UNI đang lưu hành trên thị trường mà thôi, bao gồm cả lượng UNI người dùng stake trong các pool.
Khi dự án nào đó phát hành, chỉ có một lượng Token nhất định được phép lưu thông. Đây là cáp giúp đảm bảo cán cân Cung – Cầu và duy trì giá trị của Token. Điều này cũng giúp tạo ra sự tăng trưởng ổn định nhờ hoạt động giảm lượng Token cung lưu thông trên thị trường. Các nhà phân tích thường chọn dữ liệu này để xác định xu hướng tích luỹ hay bán thảo của mỗi dự án.
Kết luận
Total Value Locked (TVL) phản ánh mức độ tin cậy của người dùng với dự án, tuỳ vào mỗi giao thức DeFi mà con số này phản ánh mức độ sử dụng khác nhau.
Trong một số hoàn cảnh, TVL cao phản ánh sức mạnh tiềm lực về thanh khoản, ngoài ra là mức độ cung cấp của thị trường với Native Token. Mỗi giao thức sẽ có mức độ đánh giá khác nhau, dựa trên từng dự án. TVL cũng chỉ là thông số mang tính tương đối, khi sử dụng, bạn cần tìm hiểu thêm những yếu tố khác để tham khảo và đưa ra phân tích chính xác.
Trên đây là những thông tin và kiến thức cụ thể về Total Value Locked (TVL) do Fiahub tổng hợp. Mong rằng nó sẽ giúp nhà đầu tư có thêm nhiều dữ liệu hữu ích trong quá trình đầu tư. Chúc các bạn đầu tư thành công và tối ưu lợi nhuận từ thị trường crypto. Đừng quên đón đọc những bài viết thí vị khác trên website của Fiahub.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog