Thị trường tài chính phi tập trung DeFi đang không ngừng bùng nổ, cạnh tranh trực tiếp với thị trường tài chính tập trung CeFi. Một trong những điều kiện giúp chắp cành cho DeFi chính là Automated Market Maker (AMM), với hàng triệu người dùng tiếp cận.
Vậy rốt cục Automated Market Maker là gì? Cùng Fiahub giải đáp nhé!
Nội dung bài viết
Khái niệm
Automated Market Maker (AMM) đóng vai trò vô cùng lớn trong hệ sinh thái DeFi. Nó hỗ trợ các loại hình tài sản kỹ thuật số khác nhau, giao dịch thông qua các nhóm thanh khoản một cách tự động mà không cần dựa vào bên mua và bên bán như truyền thống.
Nếu như hiện nay, phần lớn giao dịch DeFi được tiến hành trên các sàn giao dịch, và chỉ đáp ứng được một lượng người dùng nhất định. Công nghệ Blockchain hướng tới chế độ bảo mật cao và ẩn danh; tuy nhiên sàn giao dịch vẫn bị tấn công và đánh cắp hàng triệu USD, làm lộ danh tính người dùng. Ngoài ra, nhiều sàn giao dịch khiến tiền điện tử bị phân tán, người dùng phải đăng ký trên nhiều sàn. Automated Market Maker (AMM) ra đời và giải quyết tình trạng này.
Nhiều năm qua, thị trường DeFi bùng nổ mạnh mẽ với nhiều loại tiền điện tử có hợp đồng thông minh, từ đó tạo ra nhu cầu trao đổi giữa các loại token với nhau. Đây là điều kiện cực kỳ thuận lợi cho sự phát triển của Automated Market Maker (AMM) như Sushiwap, Uniswap ra đời, phát triển rộng rãi về khối lượng giao dịch; đồng thời có nhiều ưu điểm hơn các sàn giao dịch cũ hiện nay.
Cách thức hoạt động của Automated Market Maker (AMM)
AMM sở hữu hình thức trao đổi dựa vào công thức định giá tài sản theo Toán học, thay vì sổ lệnh. Nếu ở sàn giao dịch thường, giá mua và giá bán hoàn toàn do người dùng đặt ra và đưa lên, sau đó khi ai có như cầu mua/ bán, lệnh được khớp trên sàn và giao dịch được thực hiện; thì ở Automated Market Maker (AMM) không có lệnh được đặt sẵn. Giá mua và bán hoàn toàn khác nhau. Khi người dùng có nhu cầu mua hoặc bán khi đặt lệnh sẽ khớp ngay tức thì; giá được điều chỉnh theo thuật toán.
Ví dụ: Uniswap áp dụng cách tính x * y = k
Với:
- x là số lượng mã thông báo trong nhóm thanh khoản
- y là số lượng mã thông báo kia
- k là hằng số cố định
Theo đó, tổng thanh khoản của nhóm luôn không đổi.
Nói một cách đơn giản, với Automated Market Maker (AMM), không có lệnh mua hay bán nào. Bạn chỉ gửi một loại tiền nào đó vào pool chứa hai loại tiền điện tử nhất định và rút ra một loại tiền khác. Việc này khiến tỷ lệ của các loại tiền thay đổi và giá cả của chúng sẽ thay đổi theo.
Ví dụ: một pool có khoảng 1000 USDT và 1000 SOL. Bạn gửi vào đó 100 SOL và muốn lấy ra USDT; tỷ lệ hiện tại trong pool lúc này là gần 900 USDT và 1100 SOL. Lần tới, bạn phải gửi 110 SOL để lấy lại được 90 USDT. Rõ ràng USDT đã tăng giá, bạn đã hiểu rồi phải không? Điều này chỉ diễn ra theo thuật toán nên giá cả có thể tăng vô hạn, đặc biệt khi bạn có ý định rút toàn bộ một trong hai loại tiền của pool.
Pool thanh khoản
AMM đòi hỏi một nguồn cung cấp thanh khoản sẵn có. Đồng nghĩa, luôn cần người cung cấp cả hai loại tiền cùng lúc vào pool để người dùng trao đổi khi có nhu cầu phát sinh. Bù lại, họ được nhận một khoản phí phát sinh khoảng 0.3% mỗi năm. Điều này khiến cho việc độc quyền lợi nhuận của các sàn giao dịch bị phá vỡ khi người dùng cũng có thể được hưởng phí giao dịch.
Thêm vào đó, người cung cấp thanh khoản được trao quyền lợi, giúp giải quyết việc thiếu thanh khoản với các loại tiền điện tử kém phổ biến, khi họ thúc đẩy việc đưa các token lên Automated Market Maker (AMM) và kiếm lời.
Điểm bất lợi của Automated Market Maker (AMM)
Trượt giá
Hạn chế được việc thiếu thanh khoản, tuy nhiên AMM gặp vấn đề nghiêm trọng về trượt giá. Càng nhiều tiền điện tử được lấy ra, thì giá cả sẽ càng tăng lên. Ví dụ: có 100 ONG trong pool thanh khoản; khi bạn muốn mua 200 OGN thì giá sẽ tăng vô hạn khiến bạn không đủ tiền để mua nữa. Với công thức x * y = k, x hoặc y không giảm về 0 do thuật toán quy định. Điều này khiến AMM tạo ra các cơ chế Farm Token thúc đẩy người dùng thêm tiền vào pool. Tuy nhiên, vấn đề không quá lớn.
Mất mát
Điều này xảy ra với những người gửi tiền vào pool thanh khoản. Giá cả của thị trường crypto thường xuyên biến động, điều này làm giá các cặp giao dịch cũng thay đổi liên tục theo thị trường. Người dùng luôn lấy đi loại coin đang tăng giá và trả lại tiền điện tử đang giảm giá. Những người gửi tiền vào pool có thể bị lỗ. Điều này hạn chế hơn với các cặp tiền điện tử ít biến động như stablecoin USDT, USDC, DAI STABLE…
Phí giao dịch cao
Hiện nay, các sàn giao dịch của AMM được xây dựng chủ yếu trên nền tảng blockchain của Ethereum với phí giao dịch đắt đỏ và thường xuyên tắc nghẽn. Người dùng thậm chí mất hàng chục USD chỉ đặt một lệnh giao dịch.
Kết luận
Nếu không xét tới những hạn chế, Automated Market Maker (AMM) có nhiều ưu điểm như tính ẩn danh với quy trình xác minh danh tính phức tạp, giao dịch diễn ra tự động theo thuật toán, thông tin minh bạch không lo thất lạc tài khoản và đặc biệt khó tấn công bởi tin tặc.
Trong tương lai, Automated Market Maker (AMM) sẽ có nhiều phát triển và cải tiến. Sự ra đời của nó đánh dấu một cuộc cách mạng lớn trong blockchain giúp bền kinh tế vận hành tốt hơn; cho phép tạo lợi nhuận từ tiền nhàn rỗi và loại bỏ các tổ chức trung gian. Những biến thể AMM mới ngày càng tiến bộ và hoàn thiện, rất có thể sẽ thay thế các sàn giao dịch tập trung hiện tại vào thời điểm nào đó.
Mong rằng bài viết của Fiahub đã giúp người dùng có thêm nhiều thông tin bổ ích về Automated Market Maker (AMM). Mọi tin tức về thị trường crypto cần giải đáp, vui lòng liên hệ đội ngũ Support của Fiahub.
Chúc các bạn đầu tư thành công và đừng quên đón đọc những kiến thức thú vị trong các bài viết sắp tới của chúng tôi!