Muốn kiếm được lợi nhuận từ các giao dịch tiền điện tử, bạn không thể chỉ dựa vào may mắn mà cần phải có sự đầu tư thời gian, nghiên cứu cẩn thận xu hướng của thị trường. Tuy nhiên để đưa ra được những phán đoán chính xác, nhà đầu tư cần phải dựa trên cơ sở các phân tích kỹ thuật khoa học. Và để thực hiện được điều đó thì các công cụ chỉ báo đóng một vai trò rất quan trọng.
Nội dung bài viết
Tại sao cần sử dụng công cụ chỉ báo kỹ thuật?
Dù bạn là người theo trường phái phân tích kỹ thuật hay phân tích cơ bản thì đều phải biết đến indicator hay còn được gọi là các chỉ báo kỹ thuật. Hiểu một cách cơ bản thì đây là một loại công cụ mà giá trị của nó được tính toán một cách khoa học dựa trên các đại lượng về giá cả hoặc khối lượng giao dịch của một loại tài sản trong lịch sử hình thành.
Các chỉ báo kỹ thuật cho phép phân tích xu hướng giá giao dịch tiền tệ hiệu quả hơn
Thị trường giao dịch tiền điện tử nói riêng và tài chính nói chung có rất nhiều indicator. Mỗi một loại công cụ lại được tính toán từ các công thức khác nhau từ cơ bản cho đến phức tạp. Có những loại chỉ báo chỉ bao gồm 1 thành phần nhưng cũng có những chỉ báo được hợp thành từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Tất cả các giá trị của chỉ báo sau khi được phân tích và tính toán sẽ hiển thị trên một biểu đồ để nhà đầu tư dễ quan sát và nhận định.
Có một sự thật rất thú vị là, hầu hết các trader khi tham gia đầu tư đều sử dụng ít nhất một loại chỉ báo kết hợp với kinh nghiệm và phân tích của bản thân để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý nhất. Nếu là một trader mới và đang có ý định tìm kiếm một loại indicator để hỗ trợ mình trong quá trình đầu tư thì đừng bỏ qua những công cụ được Fiahub chia sẻ ở phần dưới đây nhé!
3 công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến cần biết khi giao dịch tiền điện tử
Phân tích kỹ thuật là một lĩnh vực rất rộng lớn với nhiều loại công cụ khác nhau hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu để nắm bắt chính xác xu hướng giá cả thị trường. Sự phát triển của tiền điện tử càng cao thì số lượng các indicator được tạo ra càng nhiều. Nổi bật và được sử dụng nhiều nhất phải kể đến 3 công cụ sau đây:
Fibonacci
Fibonacci được biết đến là một loại công cụ cho phép nhà đầu tư có thể dễ dàng xác định đỉnh – đáy, mức hoặc vùng hỗ trợ – kháng cự của các giao dịch tiền điện tử. Trên cơ sở đó đưa ra phán đoán về khả năng biến động cũng như điểm quay đầu của giá.
Fibonacci được xây dựng dựa trên một chuỗi các số
Cơ sở xây dựng Fibonacci dựa trên một chuỗi các số, mỗi một số được tạo thành từ tổng của hai số trước đó. Chỉ báo Fibonacci này sẽ giúp nhà đầu tư xác định hai điểm cực trị của một giao dịch tiền điện tử (một điểm là giá tối đa và một điểm là giá tối thiểu). Ngoài ra khoảng cách giữa các điểm cực trị này cũng được chia thành các điểm với tỉ lệ lần lượt là 23,6%, 38,2%, 50%, 61,8% và 100% mà trên giả định tại những điểm đó có khả năng đảo chiều cao.
Vì vậy các nhà đầu tư cần quan sát kỹ để phân tích các điểm giá chạm hoặc gần chạm với những điểm tương ứng với các tỉ lệ Fibonacci kể trên. Từ đó đưa ra phán đoán và quyết định đầu tư phù hợp.
Ichimoku Clouds
Ichimoku Clouds hay còn gọi là đám mây chỉ báo Ichimoku – một phương pháp có sự kết hợp của nhiều chỉ báo kỹ thuật trong cùng một biểu đồ. Cụ thể hai đường trung bình động kết hợp cùng những khung thời gian được xác định trước cho phép nhà đầu tư xác định động lượng cũng như xu hướng, các vùng kháng cự hay hỗ trợ của giá.
Ichimoku Clouds – một phương pháp có sự kết hợp của nhiều chỉ báo kỹ thuật trong cùng một biểu đồ
Màu sắc của đám mây thể hiện khả năng cao về xu hướng mà giá đang di chuyển. Nếu đám mây màu xanh có nghĩa là giá đang đi theo xu hướng tăng và ngược lại, đám mây hiển thị màu đỏ thì có thể giá đang giảm đi.
Bên cạnh đó có thể xác định xu hướng dựa trên vị trí của giá. Nếu giá đang nằm cao hơn đám mây thì khả năng cao là đang trong đà tăng, dưới đám mây là đà giảm và nếu giá giao dịch tiền điện tử nằm trong đám mây thì nhiều khả năng thị trường đang đi sideway.
Tuy nhiên có một điều mà bạn cần phải lưu ý, những thông số hiển thị từ dự báo này chỉ nên được xem như một loại tài liệu tham khảo để phân tích và dự đoán thị trường. Từ đó xác định các điểm mua – bán phù hợp. Nên kết hợp Ichimoku Clouds cùng với đường trung bình động hiện hành để có những nhận định chính xác nhất.
RSI (Relative Strength Index)
RSI hay còn được hiểu là chỉ số sức mạnh tương đối, sử dụng bộ dao động để xác định tình trạng quá mua hay quá bán của tài sản hiện hành. Nếu như tài sản đang ở mức quá mua thì có nhiều khả năng xu hướng giá sẽ bị đảo chiều, có thể giảm trong tương lai gần và ngược lại.
RSI hay còn được hiểu là chỉ số sức mạnh tương đối
Chỉ số sức mạnh tương đối được xây dựng trên thang điểm từ 1-100. Nó tính toán dựa trên các dữ liệu lịch sử trong một khoảng thời gian nhất định. Trong đó nếu giá trị trên 70 và dưới 30 thì cho thấy giá trị của tài sản đang ở mức quá mua hoặc quá bán. Các điểm bên trong khoảng giá trị này không cung cấp bất kỳ thông tin quan trọng nào để xác định xu hướng giá.
Ưu điểm của công cụ này là khả năng dự báo tương đối chính xác những điểm ngoặt có khả năng đảo chiều của thị trường. Bởi vậy nên nó được rất nhiều nhà đầu tư sử dụng để phân tích thị trường trước khi đầu tư.
Lưu ý: Các công cụ được giới thiệu trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo giúp nhà đầu tư dễ dàng phân tích thị trường trước khi đầu tư. Không khuyến khích hay bắt buộc phải phải sử dụng theo. Nhà đầu tư cần phải tìm hiểu kỹ các chỉ báo kỹ thuật để lựa chọn công cụ phù hợp nhất với phương pháp mà mình đang sử dụng.
Nếu muốn các giao dịch tiền điện tử mang lại cho mình những khoản lợi nhuận lớn, hạn chế rủi ro thì đừng bỏ qua sự hỗ trợ của các chỉ báo kỹ thuật. Hy vọng với những thông tin được tổng hợp trên đây, bạn đã có những thông tin bổ ích để bổ trợ cho quá trình trading của mình.
Bạn có thể giao dịch tiền điện tử an toàn, uy tín, dễ dàng trên sàn Fiahub tại đây.
Tác giả: Lê Thị Thúy Hà